Phiếu trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1:Hoạt động hấp thụ nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan

  1. Rễ
  2. Thân
  3. Chồi non

Câu 2: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

  1. Hoạt động trao đổi chất.
  2. Chênh lệch nồng độ ion.
  3. Cung cấp năng lượng.
  4. Hoạt động thẩm thấu.

Câu 3: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?

  1. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
  2. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
  3. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
  4. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.

Câu 4:  Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau đây?

  1. Lực hút do hơi nước thoát ra của lá.
  2. Lực đẩy của áp suất rễ.
  3. Lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
  4. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

  1. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  2. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  3. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  4. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 6: Đâu không phải yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

  1. Ánh sáng.
  2. Loại đất trồng.
  3. Nhiệt độ.
  4. Độ ẩm đất và không khí.

Câu 7:  Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào

  1. Sự vận chuyển chất trong thân cây.
  2. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
  3. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây có nguồn gốc từ đâu?

  1. Được tổng hợp từ các muối khoáng hòa tan trong đất.
  2. Trong phân bón.
  3. Được tổng hợp ở lá.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Nhiệt độ ảnh hướng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào

  1. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  2. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  3. Sự hấp thụ nước ở rễ.
  4. Sự vận chuyển nước trong thân.

Câu 10: Để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, cần bón phân và tưới nước cho cây một cách

  1. Hợp lí.
  2. Càng nhiều càng tốt.
  3. Nhiều vào buổi sáng và ít vào buổi tối.
  4. Như thế nào cũng đươc.

Câu 11: Nhiệt độ thấp làm

  1. Giảm hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua.
  2. Tăng hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua.
  3. Giảm hấp thụ và vận chuyển Ag+ ở rễ cà chua.
  4. Tăng hấp thụ và vận chuyển Ag+ ở rễ cà chua.

Câu 12: Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định

  1. Làm tăng tốc độ thoát hơi nước.
  2. Làm giảm tốc độ thoát hơi nước.
  3. Tốc độ thoát hơi nước không thay đổi.
  4. Không thể xác định được.

Câu 13: Khi trời giá rét cần

  1. Che chắn cho cây trồng.
  2. Bón phân giàu K.
  3. Che chắn cho cây trồng hoặc bón phân giàu K.
  4. Tưới nhiều nước cho cây trồng.

Câu 14: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào

  1. Sự vận chuyển chất trong thân cây.
  2. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
  3. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 15: Giảm độ thoáng khí trong đất dẫn đến

  1. Giảm sự xâm nhập của nước vào trong rễ.
  2. Giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
  3. A và B đều đúng.
  4. A và B đều sai.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Tại sao nói giun đất là bạn nhà nông?

  1. Giun đất tăng độ thoáng khí cho đất.
  2. Giun đất làm tăng độ ẩm trong đất.
  3. Giun đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
  4. Giun đất cộng sinh với hệ vi sinh vật vùng rễ.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng

  1. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  2. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  3. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  4. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 3: Cho các đặc điểm sau

  • Lá tiêu giảm hoặc dày lên.
  • Lớp cutin dày.
  • Lá cây mỏng, bản lớn.
  • Rễ cây phát triển.
  • Thân tích nhiều nước.

Có bao nhiêu đặc điểm phù hợp với các loại cây sống vùng khô hạn?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 4: Cân bằng nước trong cây là

  1. Sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
  2. Sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.
  3. Sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.
  4. Sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào.

Câu 5: Nối cột A và cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Cường độ ánh sáng tăng.

a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng.

2. Cường độ ánh sáng giảm.

b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm.

3. Nhiệt độ tăng.

 

4. Đất tơi xốp, thoáng khí.

 

5. Độ ẩm cao.

 

6. Nhiệt độ giảm.

 
  1. a- 2, 5, 6; b- 1, 3, 4.
  2. a- 1, 3, 4, 5; b- 2, 6.
  3. a- 2, 3, 4, 5; b- 1, 6.
  4. a- 1, 3, 5; b- 2, 4, 6.

Câu 6: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng

  1. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.
  2. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  3. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
  4. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

Câu 7: Vì sao bón phân quá nhiều cây sẽ chết?

  1. Tạo môi trường ưu trương cho đất khiến cây bị mất nước.
  2. Tạo môi trường nhược trương cho đất khiến cây hút quá nhiều nước
  3. Tạo môi trường ưu trương cho đất khiến cây hút quá nhiều nước
  4. Tạo môi trường nhược trương cho đất khiến cây bị mất nước nước

Câu 8: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua

  1. Thân cây.
  2. Lá cây.
  3. Rễ cây.
  4. Ngọn cây.

Câu 9: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“(1)……… là sử dụng lượng phân, loại phân và cách bón phân thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng (2)………. với hiệu quả kinh tế cao, không để lại các hậu quả tiêu cực đối với nông sản và (30……..”

  1. (1) Bón phận đúng cách; (2) sản lượng nông sản; (3) môi trường.
  2. (1) Bón phận hợp lí; (2) năng suất cây trồng; (3) cây trồng.
  3. (1) Bón phận hợp lí; (2) năng suất cây trồng; (3) môi trường.
  4. (1) Bón phận đúng cách; (2) sản lượng nông sản; (3) cây trồng.

Câu 10: Có một cây cảnh được trồng trong chậu và đang ở trạng thái bình thường.Trường hợp nào sau đây tế bào thịt lá ở lá cây này có sức trương nước giảm?

  1. Đưa cây vào phòng lạnh.
  2. Tưới nhiều nước cho cây.
  3. Phun axit abxixíc lên lá của cây.
  4. Đưa cây vào trong tối.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Phát biểu đúng khi nói về về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.

(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6) Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.

  1. (1), (2), (3), (5).
  2. (1), (3), (4), (5).
  3. (1), (3), (5), (6).
  4. (1), (3), (5).

Câu 2: Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng?

  1. Tưới nhiều nước cho cây.
  2. Bón phân đạm cho cây với nồng độ cao.
  3. Đưa cây từ trong tối ra ngoài sáng.
  4. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay