Phiếu trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1.  Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là

  1. Tim → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
  2. Tim→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim
  3. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim
  4. Tim→ động mạch→ khoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch→ tim

Câu 2: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

  1. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
  2. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
  3. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
  4. Cao, tốc độ máu chạy chậm

Câu 3: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là

  1. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
  2. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
  3. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
  4. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim

Câu 4: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng

A . Vận chuyển chất dinh dưỡng

  1. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết
  2. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
  3. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết

Câu 5: Trong các loài sau đây:

(1)tôm (2) cá (3) ốc sên

(4) ếch (5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt

Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?

  1. (1), (3) và (5)
  2. (1), (2) và (3)
  3. (2), (5) và (6)
  4. (3), (5) và (6)

 Câu 6: Nồng độ COthở ra cao hơn so với hít vào vì một lượng CO2

  1. khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi
  2. được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể
  3. còn lưu giữ trong phê nang
  4. thải ra trong hô hấp tế bào của phổ

Câu 7. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

  1. Cao, tốc độ máu chảy chậm
  2. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
  3. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
  4. Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh

Câu 8: Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?

(1) Tôm (2) mực ống (3) ốc sên ( 4) ếch

(5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt

  1. (1), (3) và (4)
  2. (5), (6) và (7)
  3. (2), (3) và (5)
  4. (2), (4), (6) và (7)

Câu 9: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự

  1. Tim → Động mạch giàu O→ mao mạch → tĩnh mạch giàu CO→ tim
  2. Tim → động mạch giàu CO→ mao mạch→ tĩnh mạch giàu O→ tim
  3. Tim → động mạch ít O→ mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO→ tim
  4. Tim → động mạch giàu O→ mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO→ tim

Câu 10: Trong hệ tuần hoàn kín

  1. máu lưu thông liên tục trong mạch kín ( từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim)
  2. tốc độ máu chạy chậm, máu không đi xa được
  3. máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình
  4. màu đến các cơ quan chậm nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất

Câu 11: Hệ tuần hoàn kép có ở

  1. lưỡng cư và bò sát
  2. lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
  3. mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu
  4. mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá

Câu 12: Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng

  1. 95 lần/phút
  2. 85 lần/phút
  3. 75 lần/phút
  4. 65 lần/phút

Câu 13: Động mạch là những mạch máu

  1. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
  2. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
  3. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
  4. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan.

Câu 14: Mao mạch là những

  1. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào
  2. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
  3. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
  4. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào

Câu 15: Tĩnh mạch là những mạch máu từ

  1. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim
  2. động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
  3. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
  4. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài

  1. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.
  2. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
  3. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
  4. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

Câu 2: Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là

  1. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”
  2. Tự động
  3. Theo chu kỳ
  4. Cần năng lượng

Câu 3: Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng

  1. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
  2. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
  3. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.
  4. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.

Câu 4: Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là:

  1. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
  2. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp ; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ
  3. Càng xa tim, huyết áp càng giảm
  4. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển

Câu 5: Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch nên vận tốc máu giảm
  2. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất
  3. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần
  4. Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu

Câu 6: Huyết áp là lực co bóp của

  1. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  2. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  3. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  4. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch

Câu 7: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì

  1. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
  2. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
  3. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
  4. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

Câu 8: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì

  1. Tổng tiết diện của mao mạch lớn
  2. Mao mạch thường ở gần tim
  3. Số lượng mao mạch ít hơn
  4. Áp lực co bóp của tim tăng

Câu 9: Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co sau tâm nhĩ. Nguyên nhân là vì: 

  1. Đợi máu từ tâm nhĩ đổ xuống để tống máu vào động mạch
  2. Thành tâm thất dày hơn nên co chậm hơn
  3. Hoạt động của hệ dẫn truyền tim
  4. Các tĩnh mạch đổ máu về tâm nhĩ gây co tâm nhĩ trước sau đó mới đến co tâm thất.

Câu 10:  Ở người, cơ tim có bao nhiêu đặc điểm sau đây? 

  1. Nguyên sinh chất có vân ngang
  2. Giữa các sợi cơ có cầu nối tạo nên hợp bào
  3. Nhân tế bào nằm ở giữa sợi cơ
  4. Các sợi cơ tập hợp thành bó
  5. 1
  6. 2
  7. 3
  8. 4

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Xét các đặc điểm sau:

  1. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
  2. Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
  3. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
  4. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
  5. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 2: Trong các phát biểu sau:

  1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn
  2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
  3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào
  4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
  5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao

Có bao nhiêu phát biển đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay