Phiếu trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1.  Cân bằng nội môi là hoạt động: 

  1. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu
  2. Duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể
  3. Duy trì cân bằng độ pH
  4. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu

Câu 2: Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi là: 

  1. hệ thần kinh và tuyến nội tuyến
  2. các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu,...
  3. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
  4. cơ và tuyến

Câu 3: Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

  1. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
  2. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
  3. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
  4. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích

Câu 4: Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

  1. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm
  2. Áp suất thẩm thấu và huyết áp tăng
  3. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng
  4. Áp suất thẩm thấu và huyết áp giảm

Câu 5: Liên hệ ngược xảy ra khi

  1. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
  2. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
  3. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong
  4. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích

 Câu 6: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

  1. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
  2. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…
  3. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
  4. cơ quan sinh sản

Câu 7. Nguyên nhân nào sau đây làm cho cơ thể có cảm giác khát nước?

  1. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng
  2. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm
  3. Do độ pH của máu giảm
  4. Do nồng độ glucozo trong máu giảm

Câu 8: Hoocmon insualin có tác dụng chuyển hóa glucozo, làm giảm glucozo máu bằng cách nào sau đây?

  1. Tăng đào thải glucozo theo đường bài tiết
  2. Tích lũy glucozo dưới dạng tinh bột để tránh sự khuếch tán ra khỏi tế bào
  3. Tổng hợp thêm các kênh vận chuyển glucozo trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm tế bào tăng hấp thụ glucozo
  4. Tăng cường hoạt động của các kênh protein vận chuyển glucozo trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm tế bào tăng hấp thu glucozo

Câu 9: Hệ đệm bicacbonat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò nào sau đây? 

  1. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu
  2. Duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể
  3. Duy trì cân bằng độ pH của máu
  4. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu

Câu 10: Bộ phận thực hiện trong cơ chế diu trì cân bằng nội môi là

  1. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
  2. trung ương thần kinh
  3. tuyến nội tiết
  4. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…

Câu 11: Khi nói về vai trò của gan, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Tiết ra các hoocmon để điều hòa cơ thể
  2. Khử các chất độc hại cho cơ thể
  3. Điều chỉnh nồng độ glucozo trong máu
  4. Sản xuất protein huyết tương (fibrinogen, các gobulin và anbumin)

Câu 12: Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

  1. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hormone
  2. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định
  3. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
  4. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hormone

Câu 13: Những chất nào sau đây tham gia cơ chế điều hòa Na+ ở thận?

  1. Anđôstreron, rênin
  2. Glucagon, insualin
  3. ADH, rênin
  4. Glucagon, ADH

Câu 14: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong

  1. tế bào
  2. cơ thể
  3. cơ quan

Câu 15: Những hormone do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?

  1. điều hóa hấp thụ nước ở thận
  2. duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu
  3. điều hòa hấp thụ Naở thận
  4. điều hòa pH máu

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Khi nói về hoạt động của các hệ đệm tham gia cân bằng độ pH máu, những phản ứng nào sau đây xảy ra khi pH máu tăng cao?

  1. Na2CO+ H+→ NaHCO3
  2. NaHCO3→ Na2CO3 + H+
  3. H2PO4→ HPO2−4 + H+
  4. -COOH → -COO+ H+
  5. 1, 2, 3, 4, 5
  6. 1, 3, 4, 5
  7. 2, 3, 4
  8. 1, 5

Câu 2: Khi nói về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

  • Hệ hô hấp giúp duy trì độ pH
  • Hệ thần kinh có vai trò điều chỉnh huyết áp
  • Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu
  • Trong 3 hệ đệm điều chỉnh pH thì hệ đệm protein là mạnh nhất, có khả năng điều chỉnh được cả tính axit và bazo
  1. 4
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Câu 3: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

  1. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
  2. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
  3. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
  4. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

Câu 4: Khi nói về cấu trúc và vai trò của thận, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Ở cầu thận có hệ thống mao mạch dày đặc, thành mỏng dễ trao đổi chất
  2. Quá trình lọc ở cầu thận giúp duy trì cân bằng nội môi
  3. Ở cầu thận có động mạch đến lớn còn động mạch nhỏ đi
  4. Cấu trúc cầu thận hình cầu có hệ thống mao mạch bao quanh, giống cấu trúc phế nang ở phổi.

Câu 5: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là?

  1. Thận
  2. Ống dẫn nước tiểu
  3. Bóng đái
  4. Ống đái

Câu 6: Đơn vị chức năng của thận bao gồm

  1. Cầu thận, nang cầu thận, bể thận
  2. Cầu thận, ống góp, bể thận
  3. Cầu thận, ống góp, nang cầu thận, bể thận
  4. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận

Câu 7: Cho các hoocmôn sau :

(1) anđôstêrôn

(2) ADH

(3)glucagôn

(4) insulin

(5) rênin

Có bao nhiêu hoocmôn do tuyến tụy tiết ra?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 8: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế

  1. điều hòa huyết áp
  2. duy trì nồng độ glucozơ trong máu
  3. điều hòa áp suất thẩm thấu
  4. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu

Câu 9: Những cơ quan nào dưới đây có khả năng tiết ra hormone tham gia cân bằng nội môi?

(1) tụy

(2) gan

(3) thận

(4) lá lách

(5) phổi

Phương án trả lời đúng là

  1. (1) và (4)
  2. (1) và (3)
  3. (1) và (2)
  4. (1), (2) và (3)

Câu 10:  Vai trò của insulin là tham gia điều tiết khi hàm lượng glucozơ trong máu

  1. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu thấp
  2. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cao
  3. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng cao
  4. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng thấp

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Các hoocmôn do tuyến tụy tiết ra có vai trò cụ thể như thế nào?

(1) dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ rất nhanh

(2) dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hóa glucozơ thành glicôgen, còn dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành glucose

(3) dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glucagôn dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucose

(4) dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?

  1. Những người hiến thận
  2. Những người bị tại nạn giao thông
  3. Những người hút nhiều thuốc lá
  4. Những người bị suy thận

Câu 3: Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào?

  1. Khi vừa mới bị bệnh
  2. 5 tháng sau khi mắc bệnh
  3. 2 năm sau khi mắc bênh
  4. Suy thận giai đoạn cuối

Câu 4: Trật tự đúng về cơ chế điều hòa hấp thụ Na

  1. huyết áo giảm làm Nagiảm → thận → rênin → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Nakèm theo nước trả về máu → nồng độ Navà huyết áp bình thường → thận
  2. huyết áo giảm làm Nagiảm → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận → rênin → thận hấp thụ Nakèm theo nước trả về máu → nồng độ Navà huyết áp bình thường → thận
  3. huyết áo giảm làm Nagiảm → tuyến trên thận → rênin → thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Nakèm theo nước trả về máu → nồng độ Navà huyết áp bình thường → thận
  4. huyết áo giảm làm Nagiảm → thận → anđôstêrôn → tuyến trên thận → rênin → rênin → thận hấp thụ Nakèm theo nước trả về máu → nồng độ Navà huyết áp bình thường → thận

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay