Trắc nghiệm bài 6: Thiết kế đồ chơi
Mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Thiết kế đồ chơi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1. Đâu là một sản phẩm thiết kế đồ chơi:
A. Đèn kéo quân.
B. Tủ lạnh.
C. Quạt điện.
D. Đèn học.
Câu 2. Thiết kế đồ chơi thuộc lĩnh vực:
A. Mĩ thuật tạo hình.
B. Thiết kế đồ họa.
C. Mĩ thuật ứng dụng.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3. Thiết kế đồ chơi bao gồm các hoạt động:
A. Tạo dáng, chế tạo đồ chơi.
B. Lắp ghép mô hình.
C. Sử dụng vật liệu tạo sản phẩm theo các quy tắc an toàn khi sử dụng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Khi thiết kế đồ chơi thể hiện chủ đề Hoạt động trong trường học từ vật liệu có sẵn cần:
A. Xác định được mục đích sử dụng của sản phẩm đồ chơi.
B. Biết sử dụng những vật liệu sẵn có để tạo được những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, trong đó có khai thác hình ảnh về hoạt động vui chơi trong trường học.
C. Biết đặt câu hỏi, trả lời và hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm đồ chơi được
thiết kế trong chủ đề.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Đâu không phải là một sản phẩm thiết kế đồ chơi:
A. Đèn kéo quân.
B. Đèn ông sao.
C. Đèn ngủ.
D. Đèn lồng.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1. Sắp xếp các bước theo thứ tự để thiết kế đồ chơi thể hiện chủ đề Hoạt động trong trường học từ vật liệu sẵn có:
1. Trang trí đồ chơi mô phỏng sân bóng.
2. Trổ hộp giấy thành đồ chơi bóng đá và cài que gỗ.
3. Gắn hình cầu thủ, que gỗ và hoàn thiện sản phẩm.
4. Tranh trí hai cầu thủ lên tấm bìa.
A. 2-1-4-3.
B. 3-2-1-4.
C. 4-3-1-2.
D. 2-3-4-1.
Câu 2. Thể loại nào sau đây thuộc mĩ thuật ứng dụng:
A. Đồ họa tranh in.
B. Thiết kế đồ chơi.
C. Điêu khắc.
C. Hội họa.
Câu 3. Câu hỏi nào có thể được đặt ra khi trao đổi, trình bày về sản phẩm mĩ thuật thể hiện chủ đề Hoạt động trong trường học từ vật liệu có sẵn:
A. Bạn đã sử dụng những đồ vật, vật liệu gì để thiết kế đồ chơi.
B. Sản phẩm đồ chơi bạn làm ra thể hiện nội dung gì.
C. Loại trò chơi nào phù hợp với đồ chơi của bạn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Để làm đẹp và hoàn thiện sản phẩm thiết kế đồ chơi cần:
A. Sử dụng thêm các yếu tố về màu sắc.
B. Sử dụng thêm các yếu tố về chữ viết.
C. Sử dụng thêm các đồ trang trí phù hợp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Sản phẩm thiết kế đồ chơi thể hiện chủ đề Hoạt động trong trường học từ vật liệu sẵn có mang ý nghĩa:
A. Giáo dục.
B. Rèn luyện kiến thức mĩ thuật.
C. Giải trí.
D. Cả A, B, C đều đúng.
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1. Hai sản phẩm Chơi cầu lông và Chơi bóng rổ (SGK Kết nối tri thức trang 30) có điểm khác biệt về:
A. Vật liệu sử dụng.
B. Nguyên lí tạo hình.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 2. Khi thiết kế đồ chơi, cần sử dụng những vật liệu chính nào?
A. Giấy báo.
B. Bìa, màu.
C. Hộp các-tông.
D. Cả A, B, C đều đúng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1. Thông qua việc trang trí, làm đồ chơi cũ mà em yêu thích, em có thể rút ra được điều gì?
A. Có ý thức khai thác những vật liệu có sẵn hoặc tái chế để làm sản phẩm đồ chơi.
B. Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn môi trường.
C. Biết trân trọng sự lao động, sáng tạo và giữ gìn những sản phẩm đồ chơi yêu thích.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Mục đích sử dụng nào sau đây không phải là của sản phẩm thiết kế đồ chơi:
A. Trang trí.
B. Quà lưu niệm.
C. Thay thế hoàn toàn các sản phẩm đồ chơi công nghiệp.
D. Trưng bày sản phẩm tại lớp.