Trắc nghiệm bài 14: Thiết kế thời gian biểu

Mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 14: Thiết kế thời gian biểu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 kết nối tri thức

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

 

Câu 1. Khi thiết kế biểu tượng cho thời gian biểu cần chú ý:

A. Tính tượng trưng – khi nói về các hoạt động thường ngày, đồng hồ có tính tượng trưng cao vì qua đó thể hiện giờ nào vào việc nấy.

B. Tính cách điệu – khai thác những động tác đặc trưng để xây dựng những biểu tượng. 

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai. 

 

Câu 2. Khi thiết kế biểu tượng và trang trí một thời gian biểu hằng ngày cần lưu ý về:

A. Về thời gian biểu – Thể hiện thời gian biểu cho một hoạt động hay cho một ngày/ tuần/ tháng. 

B. Về ý tưởng xây dựng biểu tượng – Sử dụng hình ảnh có tính tượng trưng, dáng cách điệu.

C. Về cách thể hiện – Lựa chọn chất liệu nào để thể hiện, một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Đâu không phải là một hoạt động thường ngày trong thời gian biểu:

A. Giúp bố mẹ nấu cơm.

B. Biểu diễn văn nghệ chào mừng nhân ngày 20/11.

C. Tập thể dục. 

D. Dọn nhà. 

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

 

Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thời gian biểu:

A. Là một danh sách các công việc cần làm hàng ngày, bao gồm cả ăn uống, ngủ nghỉ… được sắp xếp theo một trình tự phụ thuộc vào người làm thời gian biểu.

B. Thời gian biểu hợp lý sẽ giúp người lập nên nó không bị quên công việc và biết kiểm soát các công việc của mình một cách tốt nhất.

C. Chỉ cần thiết lập thời gian biểu cá nhân vào sáng, trưa, chiều.

D. Là một công cụ quản lý thời gian hiệu quả.

 

Câu 2. Câu hỏi nào có thể được đưa ra khi trình bày, trao đổi sản phẩm mĩ thuật thiết kế thời gian biểu hằng ngày cho bản thân:

A. Bạn đã sử dụng những hình ảnh tiêu biểu nào để thiết kể biểu tượng.

B. Cách lựa chọn những hình ảnh này đã phù hợp hay chưa, vì sao. 

C. Bạn thích hình ảnh nào nhất trong sản phẩm mĩ thuật đã hoàn chỉnh, vì sao. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Khi tự thiết kế được thời gian biểu và thực hiện các hoạt động theo đúng thời gian biểu, chúng ta sẽ:

A. Biết quý trọng sử dụng thời gian hiệu quả. 

B. Luôn có ý thức lên kế hoạch cho bản thân. 

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai. 

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Kĩ năng cần có khi thiết kế thời gian biểu:

A. Biết cách sử dụng hình ảnh, biểu tượng thiết kế thời gian biểu hằng ngày.

B. Biết sử dụng nét tạo hình cách điệu một số việc làm thường ngày. 

C. Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng trong môn Mĩ thuật tạo sản phẩm trang trí thời gian biểu. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Đối với học sinh, thời gian biểu là thứ không thể thiếu vì:

A. Học sinh có thể tự theo dõi, tự sắp xếp kế hoạch học tập, phân bố thời gian chuẩn bị bài phù hợp cho mỗi môn học để đạt kết quả tốt nhất.

B. Giúp học sinh phân bố được thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, bố trí được thời gian khoa học. 

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 3. Khi thiết kế thời gian biểu, để tạo sự sinh động cho sản phẩm mĩ thuật ta có thể:

A. Cách điệu hóa chiếc đồng hồ gắn liền với yếu tố thời gian.

B. Vẽ một số biểu tượng đồng hồ được cách điệu theo một số dáng người để minh họa về một số hoạt thường ngày. 

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Hiện nay, để thiết kế thời gian biểu trên máy tính có thể sử dụng phần mềm:

A. Adobe Photoshop.

B. SmartScheduler.

C. AutoCad.

D. 3D Max. 

 

Câu 2. Khi thiết kế thời gian biểu, cần có kế hoạch chuẩn bị về:

A. Danh sách các hoạt động thực hiện hàng ngày.

B. Lựa chọn phong cách, kiểu dáng thời gian biểu.

C. Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để thực hiện thiết kế.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay