Trắc nghiệm bài 7: Mỹ thuật thời kì tiền sử
Mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Mỹ thuật thời kì tiền sử. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Những hình được vẽ trên vách đá và trần hang động thời kì Tiền sử được gọi là:
A. Tranh Tiền sử.
B. Tranh thời kì nguyên thủy.
C. Tranh hang động.
D. Tranh vách đá.
Câu 2. Những bức tranh hang động sớm nhất mà người ta biết được có niên đại khoảng:
A. 30 000 năm TCN.
B. 40 000 năm TCN.
C. 50 000 năm TCN.
D. 60 000 năm TCN.
Câu 3. Thời kì Tiền sử là:
A. Thuật ngữ được dùng để miêu tả các thời kì bắt đầu có sự sống trên Trái đất, từ thời đại đồ đá cho đến khi xuất hiện các nền văn minh.
B. Thuật ngữ dùng để miêu tả thời kì nối tiếp sau thời kì nguyên thủy trên Trái đất, trước khi xã hội có giai cấp ra đời.
C. Thuật ngữ dùng để miêu tả thời kì xã hội có giai cấp.
D. Thuật ngữ dùng để miêu tả giai đoạn con người đã biết dùng lửa và công cụ đá.
Câu 4. Những thông tin mà chúng ta biết được về mĩ thuật thời kì Tiền sử chủ yếu là qua hiện vật tìm được của ngành:
A. Sử học.
B. Khảo cổ học.
C. Văn hóa học.
D. Lịch sử.
Câu 5. Mĩ thuật thời kì Tiền sử thường diễn tả đối tượng một cách sinh động thông qua:
A. Tạo hình phức tạp.
B. Tạo hình đơn giản.
C. Có tính cách điệu.
D. Cả B, C đều đúng.
Câu 6. Các bức vẽ trên đá của mĩ thuật thời kì Tiền sử được thể hiện bằng:
A. Những nét đơn giản.
B. Nét vẽ có tính trang trí.
C. Kĩ thuật dùng các chấm nối tiếp để tạo nét.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7. Tượng thời kì mĩ thuật Tiền sử có đặc điểm:
A. Khối nối, khối động.
B. Nhiều bức tượng được đẽo gọt rõ nét.
C. Một số bức tượng được phóng đại chi tiết thể hiện quan niệm của người nguyên thủy về sức mạnh của đối tượng cần thể hiện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8. Thuật ngữ được dùng để miêu tả các thời kì bắt đầu có sự sống trên Trái đất, từ thời đại đồ đá cho đến khi xuất hiện các nền văn minh được gọi là:
A. Thời xã hội có giai cấp.
B. Thời trung đại.
C. Thời tiền sử.
D. Thởi cổ đại.
Câu 9. Đối tượng được thể hiện ở di sản mĩ thuật thế giới thời kì Tiền sử là:
A. Động vật.
B. Con người.
C. Hang động.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10. Hình vẽ trong hang động và khắc trên đá thời kì Tiền sử diễn tả những hình gì?
A. Hình ảnh bàn tay.
B. Loài hươu.
C. Những chiếc mặt nạ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1. Tranh hang động tại Bhimbetka có niên đại khoảng:
A. 8 000 năm TCN.
B. 9 000 năm TCN.
C. 10 000 năm TCN.
D 15 000 năm TCN.
Câu 2. Khắc trên đá tại Sahara có niên đại khoảng:
A. 12 000 - 11 000 năm TCN.
B. 11 000 - 10 000 năm TCN.
C. 10 000 - 6 000 năm TCN.
D. 6 000 - 4 000 năm TCN.
Câu 3. Phù điêu đá tìm thấy ở Val Camonica, Italia khắc hình gì?
A. Loài hươu.
B. Động vật hoang dã.
C. Thú rừng.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4. Đâu không phải là một di sản mĩ thuật thời giới thời kì Tiền sử:
A. Tượng voi ma mút tìm thấy tại Đức, có niên đại khoảng 25 000 năm trước TCN.
B. Tượng đá tìm thấy tại Wilendorf, Áo, có niên đại khoảng hơn 20 000 năm trước TCN.
C. Kim tự tháp Kê-ốp, Ai Cập, có niên đại khoảng 2 500 năm TCN.
D. Phù điêu đá tìm thấy ở Val Camonica, Italia có niên đại khoảng 10 000 năm TCN.
Câu 5. Màu sắc chính trong tranh hang động mĩ thuật Tiền sử như thế nào?
A. Đỏ và trắng.
B. Nâu.
C. Lam.
D. Đen.
Câu 6. Tượng đá tìm thấy ở Wilendorf, Áo có tạo hình như thế nào?
A. Động vật.
B. Con người.
C. Người hiện đại.
B. Người tối cổ.
Câu 7. Sắp xếp các bước theo thứ tự để thiết kế một chiếc ống đựng bút và sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì Tiền sử để trang trí:
1. Dán hai phần đã gấp vào nhau.
2. Làm 5 phần như bước 4, ghép lại và trang trí hộp bút.
3. Gấp đôi nửa còn lại theo chiều ngang.
4. Hoàn thiện và sử dụng sản phẩm.
5. Gấp đôi nửa trên tờ giấy theo chiều dọc.
6. Gấp hai bên vào giữa.
A. 5-3-6-1-2-4.
B. 3-5-6-2-4-1.
C. 1-4-3-5-6-2.
D. 2-5-6-4-1-3.
Câu 8. Tượng voi ma mút, tìm thấy tại Đức có niên đại khoảng:
A. 10 000 năm TCN.
B. 15 000 năm TCN.
C. 20 000 năm TCN.
D. 25 000 năm TCN.
Câu 9. Những bức tranh có niên đại khoảng 40 000 năm TCN được gọi là:
A. Tranh Tiền sử.
B. Trang hang động.
C. Tranh thời kì nguyên thủy.
D. Tranh vách đá.
Câu 10. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về mĩ thuật Tiền sử:
A. Có niên đại khoảng 40 000 năm TCN.
B. Diễn tả đối tượng một cách sống động thông qua tạo hình đơn giản, có tính cách điệu.
C. Các bức vẽ trên đá được thể hiện bằng những nét phức tạp, trừu tượng, đòi hỏi kĩ thuật cao.
D. Các bức tượng thể hiện quan niệm của người nguyên thủy về sức mạnh của đối tượng cần thể hiện.
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1. Tranh hang động tại Bhimbetka thuộc đất nước nào?
A. Ai Cập.
B. Ấn Độ.
C. Tây Phi.
D. Italia.
Câu 2. Khắc trên đá tại Sahara nằm ở:
A. Lưỡng Hà.
B. Nam Phi.
C. Bắc Phi.
D. Hy Lạp.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1. Một số hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì Tiền sử có thể sử để trang trí sản phẩm cụ thể là:
A. Hình ảnh chạm khắc ngoằn ngoèo.
B. Cảnh cưỡi ngựa, săn bắn, nhảy múa của người nguyên thủy
C. Những bàn tay trừu tượng, dấu ấn bí ẩn, hình động vật (hươu, dê, chó, lợn,...).
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Hình ảnh những bàn tay trên hang động tìm thấy ở vùng Patagonia thuộc đất nước nào?
A. Argentina.
B. Đan Mạch.
C. Pháp.
D. Nga.