Trắc nghiệm bài 3: Tạo hình ngôi nhà
Mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Tạo hình ngôi nhà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Ý nào dưới đây là đúng:
A. Các ngôi nhà đều có kết cấu bao gồm: mái, tường cửa sổ, cửa ra vào.
B. Về hình dáng, nhà sàn, nhà rông được xây dựng trên các cây cột cao; nhà rường và nhà cổ xây dựng trên mặt đất và có hình dáng thấp.
C. Tỉ lệ mái nhà cao thấp khác nhau để phù hợp với hình dáng của ngôi nhà.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Ngôi nhà gắn bó hài hòa với cảnh quan nào?
A. Cây cối, hồ nước.
B. Sân, vườn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 3. Bùi Xuân Phái là họa sĩ chuyên vẽ chất liệu:
A. Sơn mài.
B. Sơn dầu.
C. Sơn nước.
D. Sơn bột.
Câu 4. Đề tài nào của họa sĩ Bùi Xuân Phái đã tạo nên những dấu ấn đặc biệt trong nền mĩ thuật Việt Nam hiện đại?
A. Phố cổ Hội An.
B. Hoa sen
C. Phố cổ Hà Nội.
D. Làng quê Việt Nam.
Câu 5. Họa sĩ nổi tiếng với những sáng tác về đề tài phố cổ Hà Nội là:
A. Nguyễn Gia Trí.
B. Bùi Xuân Phái.
C. Tô Ngọc Vân,
D. Trần Văn Cẩn.
Câu 6. Phố trong tranh của Bùi Xuân Phái có đặc điểm:
A. Có các mảng màu lớn.
B. Sử dụng đường viền đậm nét.
C. Thể hiện những mái nhà nhấp nhô ngói thẫm, chiếc xe bò,…
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7. Tranh của Bùi Xuân Phái có điểm gì đặc biệt?
A. Không phải là chép nguyên mẫu mà tái hiện cảnh vật theo cảm xúc, trí tưởng tượng.
B. Chép nguyên mẫu những mái nhà nhấp nhô ngói thẫm, chiếc xe bò,…
C. Có các mảng màu lớn.
D. Sử dụng đường viền đậm nét.
Câu 8. Loại tranh chỉ có một bản in duy nhất là:
A. Tranh khắc gỗ.
B. Tranh in độc bản.
C. Tranh sơn mài.
D. Tranh dân gian.
Câu 9. Đặc điểm của thể loại tranh in độc bản là:
A. Chỉ có một bản in duy nhất.
B. Được in từ bề mặt không thấm nước.
C. Được bôi vẽ bằng màu hay mực in.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10. Nguyên lí tương phản trong mĩ thuật thể hiện ở mấy đặc điểm:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Hình ảnh những ngôi nhà, con đường, góc phố, bầu trời, cột điện,…trong tranh của Bùi Xuân Phái được thể hiện bằng:
A. Nét viền thẳng, đậm.
B. Nét đứt, nhạt.
C. Nét liền, đậm nhạt xen kẽ.
D. Nét viền nhạt.
Câu 2. Để diễn tả vẻ thâm nghiêm của những ngôi nhà cổ Hà Nội, Bùi Xuân Phái dùng gam màu:
A. Nâu.
B. Đen.
C. Đỏ.
D. Xám.
Câu 3. Các sáng tác của Bùi Xuân Phái về đề tài phố cổ Hà Nội ở:
A. Thể kỉ XVIII.
B. Thập niên 60 của thế kỉ XIX.
C. Thập niên 70, 80 của thế kỉ XX.
D. Thập niên 80 của thế kỉ XIX.
Câu 4. Để thực hiện một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Ngôi nhà yêu thương theo hình thức tranh in, cần lựa chọn ván in chất liệu không thấm nước là:
A. Mika.
B. Kính.
C. Giấy bóng kính.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Biểu hiện của nguyên lí tương phản trong mĩ thuật thể hiện ở đường nét như thế nào?
A. Nét thẳng – nét cong.
B. Nét thanh – nét đậm.
C. Nét uốn lượn – nét gấp khúc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6. Màu chủ đạo – màu bổ trợ là nguyên lí tương phản trong mĩ thuật được thể hiện ở:
A. Khối.
B. Chất cảm.
C. Màu sắc.
D. Đường nét.
Câu 7. Chất cảm trong nguyên lí tương phản mĩ thuật được biểu hiện ở sự:
A. Thô ráp – trơn láng.
B. Khối cứng – khối mềm.
C. Nét thẳng – nét cong.
D. Khối đặc – khối rỗng.
Câu 8. Biểu hiện của nguyên lí tương phản trong mĩ thuật thể hiện ở:
A. Khối, đường nét, màu sắc.
B. Chất cảm, khối, màu sắc.
C. Đường nét, khối, chất cảm.
D. Màu sắc, đường nét, khối, chất cảm.
Câu 9. Bùi Xuân Phái là họa sĩ nổi tiếng với các sáng tác về chủ đề:
A. Chân dung.
B. Nông thôn,
C. Phố cổ Hà Nội.
D. Tĩnh vật.
Câu 10. Cái đẹp trong tranh về đề tài phố cổ trong tranh của Bùi Xuân Phái là:
A. Có các mảng màu lớn.
B. Sử dụng những đường viền đậm nét.
C. Sao chép nguyên mẫu hiện thực.
D. Phần sáng tạo trước hiện thực .
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1. Van Gogh là danh họa nổi tiếng người nước nào?
A. Nga.
B. Pháp.
C. Hà Lan.
D. Đan Mạch.
Câu 2. Van Gogh là danh họa Hà Lan thuộc trường phái:
A. Siêu thực.
B. Hậu Ân tượng.
C. Dã thú.
D. Lập thể.
Câu 3. Trong những tác phẩm của mình, Van Gogh thường sử dụng những gam màu:
A. Lạnh, nhạt.
B. Có độ tương phản mạnh, màu sắc rực rỡ.
C. Màu sắc hài hòa.
D. Màu đen, đỏ là màu chủ đạo.
Câu 4. Bùi Xuân Phái là họa sĩ quê ở:
A. Quảng Nam.
B. Hà Nội.
C. Thái Nguyên.
D. Ninh Bình.
Câu 5. Đâu là một trong số những tác phẩm nổi tiếng của Van Gogh thuộc trường phái Hậu Ấn tượng?
A. Con đường ở vùng Auvers-sur-Oise.
B. Bức tự họa với bảng màu.
C. Mona Lisa.
D. Người Vitruvius.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1. Bùi Xuân Phái đã đạt giải thưởng nào về mĩ thuật?
A. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn văn hoc, nghệ thuật năm 1996.
B. Giải thưởng đồ họa Leipzg (Đức).
C. Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Tương phản về màu sắc trong tranh Con đường ở vùng Auvers-sur-Oise của Van Gogh là:
A. Những mảng đậm nhạt mạnh, tương phản trên bầu trời, giữa cây và nhà, giữa nhà và con đường.
B. Sử dụng cặp màu tương phản đỏ - xanh lá cây trên những mái nhà; màu xanh trời tương phản với màu vàng rực của con đường.
C. Sử dụng các mảng màu lớn.
D. Sử dụng đường viền đậm nét.
Câu 3. Điểm chung về nguyên lí tương phản trong hai bức tranh Con đường ở vùng Auvers-sur-Oise và Nhà tranh ở làng Corderville của Van Gogh là:
A. Sử dụng tương phản về đường nét.
B. Sử dụng tương phản về màu sắc.
C. Sử dụng tương phản về chất cảm.
D. Sử dụng tương phản về khối.