Trắc nghiệm bài 8: Mỹ thuật Việt Nam thời kì tiền sử

Mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Mỹ thuật Việt Nam thời kì tiền sử. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử của nền văn hóa Tràng An cách ngày nay khoảng:

A. 100 000 năm TCN. 

B. 200 000 năm TCN. 

C. 300 000 năm TCN.

D. 400 000 năm TCN. 

 

Câu 2. Di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử của nền văn hóa Hòa Bình cách ngày nay khoảng:

A. 10 000 năm TCN.

B. 15 000 năm TCN.

C. 20 000 năm TCN.

D. 25 000 năm TCN. 

 

Câu 3. Di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử của nền văn hóa Bắc Sơn cách ngày nay khoảng:

A. 15 000 - 13 000 năm TCN.

B. 13 000 - 11 000 năm TCN.

C. 10 000 - 8 000 năm TCN.

D. 8 000 - 6 000 năm TCN. 

 

Câu 4. Mĩ thuật thời kì Tiền sử Việt Nam chủ yếu là một số di sản mĩ thuật trên chất liệu:

A. Đá, đất.

B. Xương thú.

C. Vỏ sò, vỏ ốc.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 5. Hình vẽ trên một số di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử Việt Nam có đặc điểm:

A. Là những hoa văn dạng hình học.

B. Những nét khắc đơn giản thể hiện hình ảnh con người, động vật.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai. 

Câu 6. Hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội (Lạc Thủy, Hòa Bình) thuộc nền văn hóa:

A. Tràng An.

B. Hòa Bình.

C. Bắc Sơn.

D. Đồng Đậu. 

 

Câu 7. Rìu đá (Núi Đọ, Thiệu Hóa, Thanh Hóa) thuộc nền văn hóa:

A. Đồng Đậu. 

B. Hòa Bình. 

C. Tràng An.

D. Gò Mun. 

 

Câu 8. Chày và bàn nghiền đá (Chiềng Xến, Làng Vành, Hòa Bình) thuộc nền văn hóa:

A. Phùng Nguyên.

B. Hòa Bình.

C. Bắc Sơn.

D. Đồng Đậu. 

 

Câu 9. Rìu đá, chày đá và bàn nghiền đá được gọi là:

A. Vật dụng trong lao động.

B. Vật dụng trong săn bắn động vật.

C. Vật dụng trong canh tác nông nghiệp.

D. Vật dụng để săn bắt, hái lượm. 

 

Câu 10. Di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử ở Việt Nam được tìm thấy từ sự khai quật của ngành:

A. Sử học.

B. Viện tu bổ di tích.

C. Khảo cổ học.

D. Văn hóa Việt Nam. 

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Một số hiện vật được ngành Khảo cổ học khai quật cho thấy:

A. Ý thức mĩ thuật sơ khai của thời kì Tiền sử gắn liền với những vật dụng trong lao động. 

B. Ý thức mĩ thuật sơ khai của thời kì Tiền sử gắn liền với hoạt động săn bắn, hái lượm.

C. Ý thức mĩ thuật sơ khai của thời kì Tiền sử gắn liền với những vật dụng trong đời sống hằng ngày.

D. Ý thức mĩ thuật sơ khai của thời kì Tiền sử gắn liền với quan niệm, tín ngưỡng của người nguyên thủy. 

 

Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về mĩ thuật Việt Nam thời kì Tiền sử:

A. Mĩ thuật Việt Nam thời kì Tiền sử được biết đến qua một số nền văn hóa: Tràng An, Bắc Sơn, Hòa Bình.

B. Mĩ thuật Việt Nam thời kì Tiền sử chủ yếu là một di sản mĩ thuật trên chất liệu đá, đất, xương thú,…

C. Một số hiện vật được ngành Khảo cổ học khai quật cho thấy ý thức thẩm mĩ có sự sáng tạo vượt bậc của người nguyên thủy.

D. Ý thức thẩm mĩ gắn liền với những vật dụng trong lao động. 

 

Câu 3. Đâu không phải là di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử ở Việt Nam:

A. Đồ trang trí bằng xương (Đa Phúc, Hòa Bình; Bản Hậu, Lạng Sơn; hang Đức Thi, Quảng Bình), văn hóa Hòa Bình.

B. Hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội (Lạc Thủy, Hòa Bình), văn hóa Hòa Bình.

C. Chày và bàn nghiền đá (Chiềng Xến, Làng Vành, Hòa Bình), văn hóa Hòa Bình

D. Tượng voi ma mút.

 

Câu 4. Các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử không có ở:

A. Thái Nguyên.

B. Hòa Bình.

C. Hải Dương.

D. Hải Dương. 

 

Câu 5. Công dụng của di sản thời kì tiền sử trong cuộc sống của người Việt cổ là:

A. Vật dụng trong lao động.

B. Vật dụng để nấu chín thức ăn.

C. Vật dụng trong săn bắt thú rừng.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 6. Sắp xếp các bước thực hiện một số di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử:

1. Lựa chọn màu, miết đất nặn lên lưỡi rìu.

2. Miết đất nặn lên que gỗ tạo cán rìu.

3. Gấp giấy tạo hình lưỡi rìu.

4. Chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm.

5. Buộc phần lười rìu vào cán rìu.

A. 2-4-5-1-3. 

B. 3-1-2-5-4. 

C. 4-5-1-3-2.

D. 1-2-5-4-3

 

Câu 7. Có thể sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam để:

A. Trang trí góc học tập.

B. Trang trí thẻ đánh dấu của sách. 

C. Trang trí thiệp lưu niệm.

D. Cả A, B, C đều đúng.  

 

Câu 8. Chất liệu nào dưới đây được dùng để thực hiện sản phẩm mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử:

A. Giấy bìa, hộp giấy.

B. Màu vẽ, bút lông.

C. Bút lông, keo dán. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 9. Chất liệu nào dưới đây không được sử dụng trong các di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử ở Việt Nam:

A. Xương thú.

B. Vỏ sò.

C. Mai rùa. 

D. Đá.

 

Câu 10. Những nét đơn giản trong các di sản mĩ thuật thời tiền sử Việt Nam không xuất hiện:

A. Con người.

B. Thần linh.

C. Động vật.

D. Công cụ lao động. 

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 1. Phạm vi được tìm thấy của các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử như thế nào?

A. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc.

B. Rộng khắp đất nước.

C. Phân bố chủ yếu ở miền Trung. 

D. Phân bố chủ yếu ở vùng núi. 

 

Câu 2. Hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội (Lạc Thủy, Hòa Bình) là hình:

A. Loài hươu.

B. Mặt người.

C. Vòng cổ.

D. Vòng tay. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Học sinh có thể vận dụng một số hình ảnh mỹ thuật nào để trang trí góc học tập:

A. Hình ảnh đồ trang sức: đá, vỏ ốc, đất nung, vòng tay, vòng cổ,...

B. Hình mặt người

C. Các mảnh đá, rìu tay,...

D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 2. Ngành nào dưới đây không nghiên cứu về mĩ thuật Việt Nam thời Tiền sử:

A. Khảo cổ học.

B. Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam.

C. Lịch sử Mĩ thuật thế giới.

C. Văn hóa học. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay