Trắc nhiệm bài 5: Tạo hình hoạt động trong nhà trường

Mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Tạo hình hoạt động trong nhà trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 kết nối tri thức

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

 

Câu 1. Hoạt động trong trường học của em là:

A. Học tập. 

B. Thể thao. 

C. Biểu diễn văn nghệ. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Có thể tập chép dáng người trong hoạt động ở trường học qua:

A. Quan sát thực tế. 

B. Ảnh chụp.

C. Video clip.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng về tác phẩm mĩ thuật Tranh Học tổ - Nguyễn Phan Chánh (SGK Kết nối tri thức trang 24):

A. Được vẽ bằng những mảng màu lớn, đơn giản. 

B. Có sự cân đối giữa mảng sáng và mảng đậm. 

C. Ánh sáng chỉ được tập trung giữa tranh. 

D. Bức tranh cho thấy vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, trong sáng và không khí vui vẻ, hăng say của giờ học tổ. 

 

Câu 4. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về tác phẩm mĩ thuật Về đích (SGK Kết nối tri thức trang 24):

A. Bức tranh được diễn tả bằng những vệt màu. 

B. Ánh sáng tập trung vào nhóm học sinh giữa tranh làm thu hút, hướng điểm nhìn của người xem tập trung vào nhóm nhân vật chính. 

C. Bức tranh được diễn tả bằng những nét bút mạnh mẽ. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 5. Sắp xếp các bước thể hiện một sản phẩm đắp nối về chủ đề: Hoạt động trong trường học:

1. Lựa chọn màu sắc để thể hiện sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề.

2. Sắp xếp đường nét, hình mảng, màu sắc. 

3. Vẽ lại một số động tác, dáng người. 

4. Quan sát thực tế hoặc thông qua ảnh chụp, video clip các hoạt động trong trường học. 

A. 1-2-3-3

B. 4-3-2-1.

C. 2-3-1-4.

D. 3-4-1-2. 

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

 

Câu 1. Một số ý tưởng có thể được đặt ra khi thể hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Hoạt động trong trường học là:

A. Thể hiện hoạt động vui chơi nào.

B. Tư thế và động tác tiêu biểu của hoạt động vui chơi như thế nào?

C. Ngoài động vui chơi, cần thể hiện thêm các hình ảnh khác cho tác phẩm thêm sinh động. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Một số cách thức thể hiện có thể được đặt ra khi thể hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Hoạt động trong trường học là:

A. Lựa chọn hình thức bằng chất liệu gì.

B. Dùng một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu. 

C. Sử dụng không gian ba chiều. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Sắp xếp các bước theo thứ tự thực hiện một sản phẩm mĩ thuật theo hình thức phù điêu đắp nối về chủ đề Hoạt động trong trường học:

1. Trộn màu vào giấy đã ngâm.

2. Tạo các hỗn hợp màu khác nhau.

3. Đắp giấy đã trộn màu lên hình.

4. Ngâm giấy vệ sinh vào nước.

5. Vẽ phác hình.

6. Hoàn thiện sản phẩm.

A. 4-3-3-5-1-6.

B. 5-4-1-2-3-6.

C. 1-6-4-3-2-5.

D. 2-3-6-5-1

 

Câu 4. Câu hỏi nào có thể được đặt ra khi trình bày về sản phẩm đắp nối hoặc xé, dán về chủ đề Hoạt động trường học:

A. Bài thực hành của bạn thể hiện hoạt động gì.

B. Những ý tưởng của bạn đã được thể hiện như thế nào trong bài thực hành.

C. Trong bài thực hành, bạn đã xử lí hình, khối, đường nét, màu sắc.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 5. Đâu không phải là một hoạt động ở trường:

A. Thể thao.

B. Học tập. 

C. Bơi lội.

D. Biểu diễn văn nghệ. 

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 1. Đâu không phải là một bước trong quá trình tạo hình hoạt động trong nhà trường theo hình thức phù điêu chắp nối:

A. Ghi chép bằng hình vẽ các động tác, dáng người.

B. Lựa chọn màu sắc để thể hiện sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề.

C. Sử dụng những gam màu có độ tương phản cao, màu sắc rực rỡ. 

D. Đặt tên cho sản phẩm mĩ thuật.

 

Câu 2. Hiệu quả thị giác hay chất cảm mà mỗi chất liệu đem đến khi tạo hình sản phẩm về hoạt động trong trường học là:

A. Nhẵn hay thô ráp.

B. Cảm giác về mặt phẳng.

C. Không gian ba chiều.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tác phẩm mĩ thuật Học tổ - Nguyễn Phan Chán (SGK Kết nối tri thức trang 24):

A. Họa sĩ sử dụng bố cục cân xứng theo trục dọc.

B. Cách tạo hình nhân vật trong tranh là sự khái quát hình thể, mảng hình lớn với đường nét mảnh, nhỏ. 

C. Bức tranh gồm nhiều màu, trong đó màu nâu là màu đặc trưng.

D. Cách bố trí mỗi bên hai nhân vật tạo cảm giác có sự giao cảm giữa hai người đối diện với nhau, về sự gắn kết trong buổi học theo tổ. 

 

Câu 2. Có thể thực hiện một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Hoạt động trong trường học từ:

A. Đất nặn. 

B. Giấy màu. 

C. Giấy báo, tạp chí.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay