Trắc nghiệm bài 1: Một số thể loại mĩ thuật
Mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Một số thể loại mĩ thuật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 kết nối tri thức
I. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Mĩ thuật tạo hình gồm các thể loại:
A. Hội họa.
B. Đồ tranh in.
C. Điêu khắc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Các thể loại mĩ thuật hội họa, đồ tranh in, điêu khắc,…có đặc điểm chung là:
A. Sử dụng yếu tố tạo hình là đường nét, màu sắc để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.
B. Sử dụng yếu tố tạo hình là hình khối, không gian, bố cục để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 3. Mĩ thuật ứng dụng gắn với:
A. Sản xuất công nghiệp.
B. Cuộc sống.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 4. Nghệ thuật sử dụng các yếu tố mĩ thuật trong thiết kế, tạo dáng sản phẩm là:
A. Thiết kế thời trang.
B. Mĩ thuật ứng dụng.
C. Thiết kế công nghiệp.
D. Thiết kế đồ họa.
Câu 5. Mĩ thuật gồm những lĩnh vực nào:
A. Mĩ thuật tạo hình.
B. Mĩ thuật ứng dụng.
C. Mĩ thuật điêu khắc, kiến trúc.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 6. Thể loại nào sau đây không thuộc mĩ thuật ứng dụng:
A. Thiết kế công nghiệp.
B. Thiết kế thời trang.
C. Đồ tranh in.
D. Thiết kế đồ họa.
Câu 7. Hội họa là:
A. Nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình, khối màu sắc,…để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều.
B. Là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn,…trên những chất liệu như gỗ, đá, đất,…để tạo những tác phẩm mĩ thuật trong không gian ba chiều.
C. Là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc, tranh in lưới,..
D. Gắn với các sản phẩm như trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì sản phẩm,…
Câu 8. Đặc điểm nhận biết của mĩ thuật là:
A. Hình.
B. Màu.
C. Khối.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9. Những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thường sử dụng yếu tố và nguyên lí tạo hình:
A. Đường nét, hình khối.
B. Màu sắc.
C. Bố cục.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10. Trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, sản phẩm, đồ dùng,…là những sản phẩm mĩ thuật trong lĩnh vực:
A. Mĩ thuật tạo hình.
B. Mĩ thuật ứng dụng.
C. Thiết kế công nghiệp.
D. Thiết kế đồ họa.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1. Tác phẩm nào không thuộc đồ họa tranh in:
A. Tranh khắc gỗ.
B. Tranh in lưới.
C. Bìa sách.
D. Tranh in đá.
Câu 2. Tác phẩm mĩ thuật hội họa, đồ họa tranh in được vẽ trong không gian:
A. 2D.
B. 3D.
C. 4D.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3. Những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thể hiện:
A. Khát vọng của tác giả trong cuộc sống.
B. Ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.
C. Sáng tạo của tác giả trong lĩnh vực công nghiệp và cuộc sống.
D. Những suy tư của tác giả về hiện thực cuộc sống.
Câu 4. Hình thức nào không được dùng để thực hiện tác phẩm mĩ thuật điêu khắc:
A. Chạm.
B. Nặn.
C. Gò.
D. Chấm.
Câu 5. Đồ họa tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất gọi là:
A. Tranh in đá.
B. Khắc gỗ.
C. Đồ họa tranh in độc bản.
D. Tranh in lưới.
Câu 6. Những tác phẩm mĩ thuật điêu khắc như tượng tròn, tượng đài có không gian:
A. Hai chiều.
B. Ba chiều.
C Bốn chiều.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 7. Tác phẩm mĩ thuật điêu khắc nào có khối trong gian hai chiều:
A. Tượng đài.
B. Tượng tròn.
C. Chạm khắc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8. Yếu tố và nguyên lí tạo hình nào không được sử dụng trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình:
A. Bố cục.
B. Hình sắc.
C. Đắp.
D. Màu sắc.
Câu 9. Nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đắp, gò, nặn, chạm, đục,…trên những chất liệu gỗ, đá, đất,…là:
A. Đồ họa tranh in.
B. Điêu khắc.
C. Hội họa.
D. Phù điêu.
Câu 10. Phù điêu là thể loại:
A. Mĩ thuật tạo hình.
B. Mĩ thuật ứng dụng.
C. Thiết kế đồ họa.
D. Thiết kế công nghiệp.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1. Tranh sơn mài Tát nước đồng chiêm (Trần Văn Cẩn, 1958) thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình:
A. Đồ họa tranh in.
B. Hội họa.
C. Thiết kế đồ họa.
D. Thiết kế công nghiệp.
Câu 2. Khuyên tai đa chất liệu là:
A. Thiết kế đồ họa.
B. Thiết kế công nghiệp.
C. Thiết kế thời trang.
D. Mĩ thuật tạo hình.
Câu 3. Tranh cổ động Chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại đã toàn thắng (Nguyễn Bích, 1953-1954) thuộc thể loại:
A. Thiết kế công nghiệp.
B. Thiết kế đồ họa:
C. Đồ họa tranh in.
D. Phù điêu.
Câu 4. Bàn ăn cho trẻ em là sản phẩm:
A. Thiết kế công nghiệp.
B. Thiết kế thời trang.
C. Mĩ thuật tạo hình.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Phù điêu gò đồng Những người khởi nghĩa (Trần Thị Hồng, 1984) thuộc tác phẩm mĩ thuật:
A. Thiết kế công nghiệp.
B. Điêu khắc.
C. Đồ họa tranh in.
D. Kiến trúc.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1. Tranh khắc gỗ màu Ngày chủ nhật (Nguyễn Tiến Chung, 1960) thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình:
A. Điêu khắc.
B. Hội họa.
C. Đồ họa tranh in.
D. Phù điêu.
Câu 2. Bìa Sách giáo khoa Mĩ thuật thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình:
A. Thiết kế đồ họa.
B. Hội họa.
C. Đồ họa tranh in.
D. Thiết kế công nghiệp.
Câu 3. Tượng đài Ba Tơ thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình:
A. Phù điêu.
B. Điêu khắc.
C. Kiến trúc.
D. Hội họa.