Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hoá học 10 cánh diều Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 cánh diều Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 10 cánh diều (bản word)
BÀI 4. MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ VÀ ORBITAL NGUYÊN TỬ
Câu 1: Năng lượng của electron trong hệ gồm 1 electron và 1 hạt nhân (như H, He+, …) theo mô hình Rutherford – Bohr cũng như mô hình hiện đại đều phụ thuộc vào số thứ tự của lớp (n) và điện tích hạt nhân (Z) như sau: En = −2,18 × 10-18 (J)
trong đó Z là điện tích hạt nhân; n = 1, 2, 3, … là số thứ tự của lớp electron.
Biết năng lượng của electron lớp thứ nhất là E1= −2,18×10-18(J). Giá trị của Z là bao nhiêu?
Trả lời: 1
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26)
Trả lời: Al và Cl
Câu 3: Cho các cấu hình electron của một số nguyên tử nguyên tố như sau:
(1) 1s22s1
(2) 1s22s22p63s2
(3) 1s22s22p63s23p63d64s2
(4) 1s22s22p63s23p6
(5) 1s22s22p63s1
(6) 1s22s22p63s23p5
Số lượng các nguyên tố p trong số các nguyên tố ở trên là bao nhiêu?
Trả lời: Có 2 nguyên tố p (4, 6)
Câu 4: Cần ít nhất bao nhiêu orbital nguyên tử để chứa được 8 electron?
Trả lời: 4
Câu 5: Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng hơi nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dùng để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,… Nguyên tố S có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Nguyên tử của nguyên tố S có bao nhiêu electron ở phân lớp p?
Trả lời: 10 lớp
Câu 6: X được làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức xạ điện từ Mặt Trời khá tốt. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. X có bao nhiêu electron?
Trả lời: ………………………………………
Câu 7: Fluorine là nguyên tố hóa học có mặt trong nhiều hợp chất được ứng dụng trong nha khoa, y tế. Nguyên tố F có 9 electron. Cho biết số cặp electron ghép đôi trong Fluorine là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 8: Cho 6 nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 11, 17, 18, 19 và 20. Trong số các nguyên tố trên có bao nhiêu nguyên tố phi kim?
Trả lời: ………………………………………
Câu 9: Cho 6 nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 8, 13, 18, 19, 20 và 22. Trong số các nguyên tố trên có bao nhiêu nguyên tố thuộc loại nguyên tố p
Trả lời: ………………………………………
Câu 10: Số electron tối đa ở lớp M là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 11: Nguyên tử X có Z = 26. Khi nguyên tử X cho đi 3 electron thì phân lớp ngoài cùng của ion sẽ có số electron là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1, A là nguyên tố d. Có bao nhiêu cấu hình electron của A phù hợp?
Trả lời: ………………………………………
Câu 13: Theo mô hình Rutherford – Bohr, electron trong nguyên tử hydrogen chuyển động trên các quỹ đạo xác định xung quanh tâm là hạt nhân nguyên tử. Mỗi quỹ đạo được đặc trưng bởi một giá trị n (n = 1, 2, 3 …). Giá trị của n cũng chính là số thứ tự của lớp electron. Bán kính của quỹ đạo thứ n (kí hiệu là rn) của nguyên tử hydrogen có thể tính theo công thức: rn = n2 × 0,529. Hãy tính bán kính quỹ đạo thứ hai của nguyên tử hydrogen.
Trả lời: ………………………………………
Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố A có 4 lớp electron, là nguyên tố kim loại, ở trạng thái cơ bản A có 5 electron độc thân. Có bao nhiêu cấu hình e của A phù hợp?
Trả lời: ………………………………………
Câu 15: Các hợp chất của nguyên tố Y được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất iron (Fe), thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của Y và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Xác định Số electron lớp ngoài cùng của Y?
Trả lời: ………………………………………
Câu 16: Bán kính của quỹ đạo thứ n (rn) của các ion chỉ chứa 1 electron như He+, Li2+, Be3+ có thể tính theo công thức:
rn = n2× ( ), trong đó Z là điện tích hạt nhân.
Hãy tính bán kính quỹ đạo thứ nhất của ion Be3+.
Trả lời: ………………………………………
Câu 17: Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đúc tiền, làm đồ trang sức, làm răng giả,… Muối iodide của X được sử dụng nhằm tự mây tạo mưa nhân tạo. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X nguyên tố X là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Xác định số electron của X?
Trả lời: ………………………………………
Câu 18: Hợp chất ion XY được sử dụng để bảo quản mẫu tế bào trong việc nghiên cứu dược phẩm và hóa sinh vì ion Y- ngăn cản sử phân thủy phân glycogen. Trong phân tử XY, số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 19: Hình ảnh bên mô tả AO p với hai thùy.
Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu %?
Trả lời: ………………………………………
Câu 20: Trong tự nhiên, hợp chất X tồn tại ở dạng quặng có công thức ABY2. X được khai thác và sử dụng nhiều trong luyện kim hoặc sản xuất acid. Trong phân tử X, nguyên tử của 2 nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng 4s, các ion A2+, B2+ có số electron lớp ngoài cùng là 17 và 14. Tổng số proton trong X là 87. Hỏi tổng số electron của nguyên tử nguyên tố Y?
Trả lời: ………………………………………
Câu 21: Nguyên tử S có 16 electron. Theo mô hình Rutherford – Bohr, nguyên tử S có số electron có cùng năng lượng ở lớp thứ nhất là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 22: Oxide của kim loại M (M2O) được ứng dụng rất nhiều trong ngành hóa chất như sản xuất xi măng, sản xuất phân bón,… Trong sản xuất phân bón, chúng ta thường thấy M2O có màu trắng, tan nhiều trong nước và là thành phần không thể thiếu cho mọi loại cây trồng. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2O là 140, trong phân tử M2O có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Xác định tổng số electron của M?
Trả lời: ………………………………………
Câu 23: Cho mô hình nguyên tử theo Rutherford-Bohr như sau:
Số electron trong lớp M là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 24: Trong toàn bộ khoảng không gian xung quanh hạt nhân xác suất tìm thấy electron trong nguyên tử bằng bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 25: Hợp chất X có công thức AxB2 (A là kim loại B là phi kim). Biết trong nguyên tử B có số neutron nhiều hơn proton là 10, trong nguyên tử A số electron bằng số neutron, trong 1 phân tử AxB2 có tổng số proton bằng 82, phần trăm khối lượng của B trong X bằng 86,957%. Xác định tổng số electron của phân lớp p trong 1 nguyên tử A và 1 nguyên tử B?
Trả lời: ………………………………………
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 4. Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử