Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hoá học 10 cánh diều Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 cánh diều Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 10 cánh diều (bản word)
BÀI 6. CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1: Số electron hóa trị trong nguyên tử Iron (Z = 26) là bao nhiêu ?
Trả lời: 8
Câu 2: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một nhóm A ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 7. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là bao nhiêu ?
Trả lời: 15
Câu 3: Cho cấu hình electron các nguyên tố sau đây: Na: [Ne]3s1; Cr: [Ar]3d54s1; Br: [Ar]3d104s24p5; F: 1s22s22p5; Cu: [Ar]3d104s1. Số nguyên tố thuộc khối s trong các nguyên tố trên là
Trả lời: 1
Câu 4: X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc chu kỳ 2 nhóm VA, Y thuộc nhóm IVA. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là bao nhiêu?
Trả lời: 14
Câu 5: Chu kì 2 gồm các nguyên tố cùng có hai lớp electron. Trong các nguyên tố Mg (Z = 12), Li (Z = 3), P (Z = 15), F ( Z= 9) có bao nhiêu nguyên tố thuộc chu kì 2?
Trả lời: Li và F
Câu 6: Cho cấu hình electron của các nguyên tố như sau:
X: 1s22s22p63s1; Y: 1s22s22p63s23p5;
Z: 1s22s22p63s23p3; T: 1s22s22p63s23p63d64s2.
Số nguyên tố khối p là
Trả lời: ………………………………………
Câu 7: Trong 2 nguyên tố X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 21 và 35, có bao nhiêu nguyên tố thuộc nhóm B ?
Trả lời: ………………………………………
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản là 60, trong hạt nhân số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số hiệu nguyên tử nguyên tố A là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 9: Nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có điện tích là
Trả lời: ………………………………………
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản là 28, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Số thứ tự ô nguyên tố của A là bao nhiêu ?
Trả lời: ………………………………………
Câu 11: Khí R2O được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1799 do nhà hóa học người Anh tên Humphry Davy. Mãi tới năm 1844, bác sỹ Horace Wells mới dùng khí R2O vào y học. Ông dùng khí này để gây tê giúp bệnh nhân giảm đau khi nhổ rang. Tuy nhiên, nếu lạm dụng R2O có thể dẫn tới co giật mất kiểm soát, trầm cảm, giảm nhận thức, tầm nhì và thính giác, gây ảo giác tương tự như ma túy tổng hợp và cũng gây nghiện. Cho biết tổng số proton trong R2O là 22. Tính phần trăm khối lượng của R trong R2O.
Trả lời: ………………………………………
Câu 12: A và B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số hạt proton trong 2 hạt nhân nguyên tử A, B bằng 30. Biết ZA < ZB và số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố A là bao nhiêu ?
Trả lời: ………………………………………
Câu 13: Hai nguyên tố C, D lần lượt là hai nguyên tố liên tiếp trong 1 chu kì, tổng số khối của chúng là 51. Số nơtron của D lớn hơn của C là 2, số electron của C bằng số nơtron của nó. Số thứ tự nguyên tố D là bao nhiêu ?
Trả lời: ………………………………………
Câu 14: Cho X, Y và T là ba nguyên tố liên tiếp trong 1 chu kì, tổng số hạt p của các hợp chất XH3, YO2 và T2O7 là 140 hạt. Biết ZT > ZY > ZX. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
Trả lời: ………………………………………
Câu 15: Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và ion X2-. Tổng số hạt cơ bản tạo nên trong hợp chất A là 241 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M2+ nhiều hơn của ion X2- là 76 hạt. M có số thứ tự ô nguyên tố là bao nhiêu ?
Trả lời: ………………………………………
Câu 16: Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có tổng điện tích hạt nhân là 25. A thuộc chu kì mấy trong BTH ?
Trả lời: ………………………………………
Câu 17: Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
Trả lời: ………………………………………
Câu 18: Hai nguyên tố X và Y nằm ở 2 nhóm A liên tiếp và thuộc cùng 1 chu kì. Chúng có thể tạo được hợp chất có công thức X2Y, trong đó tổng số proton là 23. X có số hiệu nguyên tử là
Trả lời: ………………………………………
Câu 19: Hai nguyên tử của nguyên tố X và Y có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 4pa và 4sb. Tổng số e ở 2 phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Biết X không phải là khí hiếm. Vậy X và Y lần lươt là:
Trả lời: ………………………………………
Câu 20: Hợp chất với hydrogen của nguyên tố có công thức XH3. Biết phần trăm về khối lượng của oxygen trong oxide cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là
Trả lời: ………………………………………
Câu 21: Cho X,Y và T là ba nguyên tố liên tiếp trong 1 chu kì, tổng số hạt p của các hợp chất XH3, YO2 và T2O7 là 140 hạt. Xác định Y biết ZT > ZY > ZX và ZH = 1; ZO = 8.
Trả lời: ………………………………………
Câu 22: Cho 2,3 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X và Y vào nước thu được 200 gam dung dịch Z chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau (MX < MY). Cô cạn Z thu được 4,0 gam chất rắn khan. Nồng độ phần trăm khối lượng của chất tan tạo bởi kim loại Y là
Trả lời: ………………………………………
Câu 23: X và Y là hai nguyền tố thuộc hai chu kì liên tiếp nhau và cùng thuộc một nhóm A, trong đó X có điện tích hạt nhân nhỏ hơn Y. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 22. Xác định hai nguyên tố X, Y.
Trả lời: ………………………………………
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (ở hai chu kì liên tiếp, MX < MY) vào nước, thu được 3,7185 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
Trả lời: ………………………………………
Câu 25: Cho X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm và hai chu kì liên tiếp, tổng số hạt p của X và Y là 18 hạt. Xác định X và Y biết ZX > ZY.
Trả lời: ………………………………………
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học