Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hoá học 10 cánh diều Bài 13: Phản ứng oxi hoá – khử

Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 cánh diều Bài 13: Phản ứng oxi hoá – khử. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án hóa học 10 cánh diều (bản word)

BÀI 13. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

Câu 1: Trong số các chất sau: Cl2, HCl, F2, SO2, FeO, HNO3. Có bao nhiêu chất vừa đóng vai trò là chất oxi hóa, vừa đóng vai trò là chất khử?

Trả lời: 4

Câu 2: Trong phản ứng: KMnO4 + HCl BÀI 13. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O.

Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là bao nhiêu?

Trả lời: 5/8

Câu 3: Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố sulfur trong phân tử Na2S là bao nhiêu?

Trả lời: -2

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 đặc, thu được V lít SO2 (ở nhiệt độ 250C và áp suất 1 bar). Tính giá trị của V?

Trả lời: 7,437 (lít)

Câu 5: Tổng số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố trong ion HPO42- là bao nhiêu?

Trả lời: -2

Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 1,95g Zn bằng dung dịch HNO3, thu được x mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Gía trị của x là bao nhiêu?

Trả lời: ………………………………………

Câu 7: Cho 18,4 gam hỗn hợp Zn và Al tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 12,395 lít khí SO2 (ở đkc, là sản phẩm khử duy nhất). Có bao nhiêu phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu?

Trả lời: ………………………………………

Câu 8: Cho 6,5 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng thu được V lít khí ở điều kiện chuẩn. Giá trị của V là bao nhiêu? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

Trả lời: ………………………………………

Câu 9: Có bao nhiêu hợp chất có nguyên tử nguyên tố nitrogen có số oxi hóa dương trong dãy các chất sau: NH3, NO, NO2, N2, HNO3?

Trả lời: ………………………………………

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng acid HNO3, thu được V lít (ở đkc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và acid dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là bao nhiêu?

Trả lời: ………………………………………

Câu 11: Tổng hệ số cân bằng tối giản của phương trình Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O là bao nhiêu?

Trả lời: ………………………………………

Câu 12: Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl, BÀI 13. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ. Có bao nhiêu phân tử và ion trong dãy vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa?

Trả lời: ………………………………………

Câu 13: 2 mol nhôm nhường bao nhiêu mol electron để trở thành ion Al3+?

Trả lời: ………………………………………

Câu 14: Hệ số của HNO3 trong phương trình: aAl + bHNO3→ cAl(NO3)3 + dNO2 + eH2O là bao nhiêu?

Trả lời: ………………………………………

Câu 15: Đốt cháy CuFeS2 thu được hỗn hợp sản phẩm Fe2O3, CuO và SO2. Hỏi một phân tử CuFeS2 đã nhường bao nhiêu electron?

Trả lời: ………………………………………

Câu 16: Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím.

Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + K2SO4 + MnSO4

 Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Trả lời: ………………………………………

Câu 17: Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố C trong phân tử CH3CH2OH là bao nhiêu?

Trả lời: ………………………………………

Câu 18: Hàm lượng iron (II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium permanganate:

Tính thể tích KMnO4 0,02M để phản ứng vừa đủ 20 mL dd FeSO4 0,1M.

Trả lời: ………………………………………

Câu 19: Fluorine trong hợp chất có thể có bao nhiêu số oxi hóa?

Trả lời: ………………………………………

Câu 20: Cho 2,34 g kim loại M (hóa trị n) tác dụng với dd H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được 3,2227 L SO2 (đk chuẩn). Xác định kim loại M.

Trả lời: ………………………………………

Câu 21: Cho phản ứng aPb + bHNO3 → cPb(NO3)2 + dNO2 + eH2O tỉ lệ của a : d bằng bao nhiêu?

Trả lời: ………………………………………

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2,52 g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479 L hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 8,84 g chất rắn.

 Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X.

Trả lời: ………………………………………

Câu 23: Hòa tan 14(g) Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Thêm dung dịch KMnO4 1M vào dung dịch X. Biết KMnO4 có thể oxi hóa FeSO4 trong môi trường H2SO4 thành Fe2(SO4)3 và bị khử thành MnSO4. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính thể tích dung dịch KMnO4 1M đã phản ứng.

Trả lời: ………………………………………

Câu 24: Ở cây xanh, quá trình quang hợp xảy ra theo phản ứng oxi hóa – khử sau:

H2O + CO2 → C6H12O6 + O2

Về mặt lý thuyết, hỏi cây xanh sẽ hấp thu bao nhiêu m3 không khí (đktc) để tạo ra 180g glucose ( Giả sử hiệu suất phản ứng quang hợp 50% và nồng độ CO2 trong không khí là 0,03% cần cho quang hợp).

Trả lời: ………………………………………

Câu 25: Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

BÀI 13. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

Thể tích khí SO2 (L) đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn là

Trả lời: ………………………………………

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 13: Phản ứng oxi hóa khử

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay