Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 14. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Câu hỏi 1: Pháp luật quốc tế là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ nào của các quốc gia?
Trả lời: Hợp tác giữa các quốc gia về kinh tế - thương mại, khoa học kĩ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục và bảo vệ môi trường.
Câu hỏi 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có quan hệ như thế nào?
Trả lời: Có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.
Câu hỏi 3: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, theo những nguyên tắc và quy phạm được quốc tế thừa nhận chung và trong những thảo thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.” là của nguyên tắc nào?
Trả lời: Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.
Câu hỏi 4: Cơ quan nào của Liên Hợp Quốc thường giải quyết các vụ tranh chấp giữa các quốc gia?
Trả lời: Tòa án Công lý Quốc tế.
Câu hỏi 5: Hiện nay có nhiều xung đột trên thế giới, nguyên tắc nào luôn được đưa ra để áp dụng giải quyết các tranh chấp quốc tế?
Trả lời: Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
Câu hỏi 6: Quốc gia A tấn công bằng tên lửa quốc gia B. Quốc gia B nhằm ngăn chặn tên lửa đã phóng tên lửa khác đánh vào cơ sở hạt nhân quốc gia A. Trong trường hợp trên, quốc gia B có vi phạm Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế không?
Trả lời: Việc bắn tên lửa của quốc gia B nhằm tự vệ chính đáng không vi phạm Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Câu hỏi 7: Quốc gia C đã can thiệp vào quá trình bầu cử tổng thống của quốc gia M. Như vậy quốc gia C vi phạm nguyên tắc nào của luật quốc tế?
Trả lời: Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Câu hỏi 8: Nguyên tắc Pacta sunt servanda còn có tên gọi là?
Trả lời: Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế
Câu hỏi 9: Trong cuộc họp Đại hội đồng, A là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới và kinh tế phát triển mạnh. Còn B là quốc gia nhỏ, kinh tế kém phát triển. Tuy nhiên mỗi phiếu bầu của quốc gia A và B có giá trị tương đương nhau. Điều này chứng tỏ nguyên tắc gì trong luật quốc tế?
Trả lời: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền
Câu hỏi 10: Nguồn chính của luật quốc tế bao gồm?
Trả lời: Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh thừa nhận, ...
Câu hỏi 11: Văn kiện pháp lý quốc tế nào điều chỉnh các vấn đề về biển, đại dương?
Trả lời: Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển
Câu hỏi 12: UNCLOS được Việt Nam phê chuẩn vào thời gian nào?
Trả lời: 23/6/1994
Câu hỏi 13: Nhận định sau: “Mọi điều ước quốc tế đều ràng buộc tất cả các quốc gia” đúng hay sai?
Trả lời: Sai. ĐƯQT chỉ ràng buộc các thành viên phê chuẩn, ngầm đồng ý với điều ước quốc tế đó.
Câu hỏi 14: Vai trò quan trọng nhất của pháp luật quốc tế là gì?
Trả lời: Điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế nhằm duy trì hoà bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia để bảo đảm nhân quyền và sự phát triển chung của thế giới.
Câu hỏi 15: Trước khi Hiến chương của Liên hợp quốc ra đời, sự xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia chủ yếu được giải quyết bằng phương pháp nào?
Trả lời: Bằng bạo lực quân sự và chiến tranh
Câu hỏi 16: Ngày nay, xung đột và tranh chấp giữa các quốc gia được giải quyết bằng cách nào?
Trả lời: Giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế, bằng con đường hoà bình, thương lượng, hoà giải,...
Câu hỏi 17: Để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, biện pháp nào là hữu hiệu nhất?
Trả lời: Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Câu hỏi 18: Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được ghi nhận trong văn kiện pháp lý nào?
Trả lời: Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ngày 11/01/1970
Câu hỏi 19: Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 20: “Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ từ bỏ việc dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào”. Đây là nội dung của nguyên tắc nào?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 21: Việc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực có ngoại lệ không?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 22: “Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hoà bình, an ninh và công lí quốc tế” đây là nội dung nguyên tắc nào?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 23: Các chủ thể của luật quốc tế là?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 24: Nêu ví dụ về Tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 25: Tòa án Công lý Quốc tế có tên viết tắt là gì?
Trả lời:......................................
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế