Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Vật lí 11 chân trời Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Vật lí 11 chân trời sáng tạo Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo

BÀI 11: ĐỊNH LUẬT COULOMB VỀ TƯƠNG TÁC TĨNH ĐIỆN

Câu hỏi 1: Lực tương tác giữa các điện tích được gọi là gì?

Trả lời: lực điện

Câu hỏi 2: Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?

Trả lời: -1,6.10-19 C.   

Câu hỏi 3: Nội dung sau nói đến định luật nào?

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích giá trị của hai điện tích điểm và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.”

Trả lời: Định luật Coulomb

 

Câu hỏi 4: Thông thường sau khi sử dụng khăn lông để lau mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lông tơ còn bám lại trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do hiện tượng gì?

Trả lời: cọ xát

Câu hỏi 5: Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt trong cùng một môi trường có hằng số điện môi là εε , nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 2 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời: giảm 4 lần.

Câu hỏi 6: Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-9 C đặt trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tĩnh điện giữa chúng có độ lớn 2,5.10-6 N ?

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 7:  Mỗi hại bụi li ti trong không khí mang điện tích q=−9,6⋅10−13C. Hỏi mỗi hại bụi ấy thừa hay thiếu bao nhiêu electron? Biết điện tích electron có độ lớn là 1,6.10-19 C.

Trả lời: .....................................

Câu hỏi 8:  Hai điện tích điểm q1 = 8⋅10−8 C và q2 = −3⋅10−8 Cđặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 3 cm. Đặt điện tích điểm q0=10−8 tại điểm M là trung điểm của AB. Biết k = 9.109Nm2/C2, tính lực tĩnh điện tổng hợp do qvà q2 tác dụng lên q0.

Trả lời:  ......................................

Câu hỏi 9: Hai điện tích điểm được đặt cố định trong một bình không khí thì lực tương tác giữa chúng là 12N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

Trả lời:  ......................................

Câu hỏi 10: Xét hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt trong không khí cách nhau 2 cm, đẩy nhau bằng một lực có độ lớn 2,7.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đưa về vị trí ban đầu thì lực đẩy giữa chúng có độ lớn 3,6.10-4 N. Tính q1 và q2.

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 11: Hai quả cầu A và B có khối lượng m1m1và m2m2 được treo vào điểm O bằng hai đoạn dây cách điện OA và AB. Khi tích điện cho hai quả cầu thì lực căng T của đoạn dây OA so với trước khi tích điện sẽ

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 12: Tính lực tĩnh điện tương tác giữa hạt nhân nguyên tử helium với electron nằm trong lớp vỏ của nguyên tử này. Biết khoảng cách từ electron đền hạt nhân của nguyên tử helium là 2,94.10−11 m, điện tích của electron là −1,6.10−19 C.

Trả lời:  ......................................

Câu hỏi 13: Hai quả cầu kim loại nhỏ có cùng kích thước, cùng khối lượng 90 g, được treo vào cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện có cùng chiều dài 1,5 m. Truyền cho mỗi quả cầu một điện tích 2,4.10−7 C thì chúng đẩy nhau ra xa tới lúc cân bằng thì hai điện tích cách nhau một đoạn a. Coi góc lệch của hai sợi dây so với phương thẳng đứng là rất nhỏ. Tính độ lớn của a. Lấy g = 10m/s2

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 14: Một hệ gồm ba điện tích điểm dương q giống nhau và một điện tích điểm Q nằm cân bằng. Biết ba điện tích q nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều. Xác định vị trí của điện tích điểm Q

Trả lời:  ......................................

Câu hỏi 15: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì hút nhau 1 lực là 42 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 16: Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

Trả lời:  ......................................

Câu hỏi 17: Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Độ lớn của mỗi điện tích là

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 18: Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = - 6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí (AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 19: Hai điện tích điểm cùng dấu có cùng độ lớn 3.10-7 C đặt cách nhau 1 m trong chân không thì chúng hút hay đẩy nhau 1 lực bằng bao nhiêu?

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 20: Hai điện tích q1 = 6.10-8C và q2= 3.10-8C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 1,8.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

Trả lời: ......................................

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Vật lí 11 chân trời bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Vật lí 11 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay