Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Vật lí 11 chân trời Bài 13: Điện thế và thế năng điện

Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Vật lí 11 chân trời sáng tạo Bài 13: Điện thế và thế năng điện. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo

BÀI 13: ĐIỆN THẾ VÀ THẾ NĂNG ĐIỆN

Câu hỏi 1: Điện thế tại một điểm trong điện trường được xác định bằng gì?

Trả lời: công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó 

Câu hỏi 2: Nêu công thức tính hiệu điện thế giữa hai điểm M và N

Trả lời: UMN = VM-VN

Câu hỏi 3: Đại lượng gắn với điện trường là gì?

Trả lời: Điện thế 

 

Câu hỏi 4: Đại lượng gắn với điện tích đặt trong điện trường là gì?

Trả lời: thế năng điện

Câu hỏi 5: Độ lớn cường độ điện trường bằng độ giảm của điện thế dọc theo một đơn vị độ dài đường sức được tính bằng công thức

Trả lời: EM = EN = E= U/d = (VM-VN)/MN

Câu hỏi 6: Trong điện trường đều của Trái Đất, chọn mặt đất là mốc thế năng điện. Một hạt bụi mịn có khối lượng m, điện tích q đang lơ lửng ở độ cao h so với mặt đất. Thế năng điện của hạt bụi mịn là:

Trả lời: W= qEh.

 

Câu hỏi 7: Thế năng điện của một điện tích q đặt tại điểm M trong một điện trường bất kì không phụ thuộc vào

Trả lời: khối lượng của điện tích q.

 

Câu hỏi 8: Biết điện thế tại điểm M trong điện trường đều trái đất là 120 V. Mốc thế năng điện được chọn tại mặt đất. Electron đặt tại điểm M có thế năng là:

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 9: Tại nơi có điện trường trái đất bằng 115 V/m, người ta đặt hai bản phẳng song song với nhau và song song với mặt đất. Bản thứ nhất cách mặt đất 1 m và được nối với mặt đất bằng một dây đồng. Bản thứ hai cách mặt đất 1,073 m và được tích điện dương. Hiệu điện thế đo được giữa hai bản là 1,5 V. Chọn mặt đất là mốc điện thế, điện thế bản nhiễm điện dương bằng

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 10: Trong điện trường của một điện tích Q cố định, công để dịch chuyển một điện tích q từ vô cùng về điểm M cách Q một khoảng r có giá trị bằng A∞M=qBÀI 13: ĐIỆN THẾ VÀ THẾ NĂNG ĐIỆN. M là một điểm cách Q một khoảng 1 m và N là một điểm cách Q một khoảng 2 m.Hãy tính hiệu điện thế UMN.

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 11: Một đám mây dông bị phân thành hai tầng, tầng trên mang điện dương cách xa tầng dưới mang điện âm. Đo bằng thực nghiệm, người ta thấy điện trường trong khoảng giữa hai tầng của đám mây dông đó gần đều, hướng từ trên xuống dưới với E = 830 V/m, khoảng cách giữa hai tầng là 0,7 km, điện tích của tầng phía trên ước tính được bằng Q1 = 1,24C. Coi điện thế của tầng mây phía dưới là V1.Hãy tính điện thế của tầng mây phía trên.

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 12: Tiếp tục đo bằng thực nghiệm tầng mây phía dưới của đám mây dông ở bài11, người ta thấy nó nằm cách mặt đất khoảng 6450 m. Trong khoảng không gian nằm giữa mặt đất và tầng dưới đám mây có điện trường đều hướng thẳng đứng từ dưới lên trên với E = 250 V/m. Điện tích của tầng dưới đám mây ước tính được là Q2 = -2,03C. Tính thế năng điện của tầng dưới đám mây dông đó.

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 13: Một viên bi hình cầu bán kính R = 3 cm được đặt cách mặt đất 1,2m. Tích điện dương cho viên bi tới khi mật độ điện tích ρ=1,44.10−8 (C/m3) được phân bố đều trong viên bi. Thực hiện đo theo phương thẳng đứng từ mặt đất lên viên bi cho thấy cường độ điện trường có phương thẳng đứng, hướng đi xuống mặt đất, độ lớn có giá trị được ghi vào bảng sau:

BÀI 13: ĐIỆN THẾ VÀ THẾ NĂNG ĐIỆN

Tính điện tích mà viên bi đã tích được.

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 14: Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song một hiệu điện thế U = 100 V. Một hạt bụi mịn có điện tích q = +3,2.10-19C lọt vào chính giữa khoảng điện trường đều giữa hai bản phẳng. Coi tốc độ hạt bụi khi bắt đầu vào điện trường đều bằng 0, bỏ qua lực cản của môi trường. Động năng của hạt bụi khi va chạm với bản nhiễm điện âm bằng:

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 15: Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 16: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5 μC từ A đến B là - 5 mJ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây?

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 17: Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 18: Điện tích q di chuyển trong điện trường giữa hai điểm M, N có hiệu điện thế UMN=2,4V thì lực điện trường sinh công -3,84.10-6J. Giá trị của điện tích q là 

Trả lời:   ......................................

Câu hỏi 19: Trong điện trường của điện tích Q cố định. Xác định thế năng điện của một electron tại điểm M cách Q một khoảng 2 m.

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 20: Một ion âm OH- có khối lượng 2,833.10-26 kg được thổi ra từ máy lọc không khí với vận tốc 10 m/s, cách mặt đất 80 cm ở nơi có điện trường của Trái Đất bằng 120 V/m. Dưới tác dụng của lực điện, sau một thời gian, người ta quan sát thấy ion đang chuyển động với vận tốc 0,5 m/s ở vị trí cách mặt đất 1,5 m. Hãy xác định công cản mà môi trường đã thực hiện trong quá trình dịch chuyển của ion nói trên.

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 21: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 450 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là

Trả lời:  ......................................

Câu hỏi 22:  Thế năng tĩnh điện của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -32.10-19 J. Mốc để tính thế năng tĩnh điện ở vô cực. Điện thế tại điểm M bằng: 

Trả lời:  ......................................

Câu hỏi 23: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 100 V/m thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

Trả lời: ......................................

Câu hỏi 24: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

Trả lời:  ......................................

Câu hỏi 25: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là

Trả lời: ......................................

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Vật lí 11 chân trời bài 13: Điện thế và thế năng điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Vật lí 11 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay