Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 17: đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 17: đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ
Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 17: đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ
Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 17: đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ

CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ

BÀI 17: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới ở Trung / Nam Mỹ là gì?

A. Nóng, có mưa quanh năm

B. Nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây

C. Có thời tiết ôn hoà

D. Nóng nực, oi bức, không dễ chịu

Câu 2: Đặc điểm của đới khí hậu cận nhiệt ở Trung / Nam Mỹ là gì?

A. Nóng, có mưa quanh năm

B. Nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây

C. Có thời tiết ôn hoà

D. Mùa hạ nóng, mùa đông ấm.

Câu 3: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu nhiệt đới ở Trung / Nam Mỹ là gì?

A. Rừng mưa nhiệt đới

B. Thay đổi từ nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

C. Đồng cỏ, thảo nguyên

D. Cả B và C.

Câu 4: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu cận nhiệt ở Trung / Nam Mỹ là gì?

A. Rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng nếu là nơi mưa nhiều, bán hoang mạc và hoang mạc nếu là nơi mưa ít.

B. Thay đổi từ nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc

C. Hỗn hợp nhiều loại cây ưa thời tiết trung tính.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đặc điểm của đới khí hậu xích đạo ở Trung / Nam Mỹ là gì?

A. Nóng ẩm quanh năm

B. Một năm có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt

C. Nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây

D. Lạnh lẽo, lượng mưa thấp.

Câu 6: Đặc điểm của đới khí hậu cận xích đạo ở Trung / Nam Mỹ là gì?

A. Nóng ẩm quanh năm

B. Một năm có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt

C. Nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây

D. Lạnh lẽo, lượng mưa thấp.

Câu 7: Đặc điểm của đới khí hậu ôn đới ở Trung / Nam Mỹ là gì?

A. Nóng, mưa nhiều

B. Nóng ẩm quanh năm

C. Mát mẻ nhưng thường xuyên xảy ra thiên tai

D. Mát mẻ quanh năm

Câu 8: Rừng A-ma-dôn thuộc loại rừng nào?

A. Rừng nhiệt đới.

B. Rừng lá rộng.

C. Rừng lá kim.

D. Rừng cận nhiệt.

Câu 9: Các quốc gia trong khu vực rừng Amazon đã có biện pháp bảo vệ rừng là:

A. Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng

B. Trồng phục hồi rừng

C. Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu xích đạo ở Trung / Nam Mỹ là gì?

A. Rừng nhiệt đới ẩm

B. Rừng thưa nhiệt đới.

C. Rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu cận xích đạo ở Trung / Nam Mỹ là gì?

A. Rừng thưa nhiệt đới

B. Rừng mưa nhiệt đới.

C. Rừng nhiệt đới ẩm

D. Cả B và C.

Câu 3: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu ôn đới ở Trung / Nam Mỹ là gì?

A. Rừng hỗn hợp

B. Bán hoang mạc

C. Rừng lá kim

D. Cả A và B.

Câu 4: Tại sao thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển ở phía Đông và các đảo của Trung Mỹ?

A. Vì ở đây có lượng mưa lớn.

B. Vì ở đây có ít mưa.

C. Vì ở đây có khí hậu ôn đới

D. Cả A và C.

Câu 5: Thảm thực vật ở phía tây Trung Mỹ là:

A. Rừng nhiệt đới

B. Rừng ôn đới

C. Rừng thưa, xa van

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Thiên nhiên miền núi An-đét thay đổi theo chiều cao ở mức độ nào?

A. Rõ nét

B. Tương đối

C. Mờ nhạt

D. Không chịu ảnh hưởng của độ cao

Câu 7: Đồng cỏ có ở độ cao bao nhiêu?

A. 0 – 1000m

B. 1000 – 2000m

C. 3000 – 4000m

D. 5300 – 6500m

Câu 8: Tại sao rừng Amazon cần phải được bảo vệ?

A. Vì đây là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, mang lại nhiều nguồn lợi cho con người.

B. Vì đây là “lá phổi xanh” của Trái Đất, nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu và cân bằng sinh thái toàn cầu.

C. Vì rừng Amazon vô cùng rộng lớn và có giá trị quan trọng với thế giới.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Diện tích rừng Amazon năm 2020 giảm đi bao nhiêu so với năm 1970?

A. Khoảng 20%.

B. Khoảng 40%

C. Khoảng 60%

D. Khoảng 80%

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hoá theo chiều bắc – nam, thể hiện rõ nhất ở:

A. Sự phân hoá cảnh quan.

B. Sự phân hoá khí hậu.

C. Sự phân hoá địa hình.

D. Sự phân hoá khí hậu và cảnh quan.

Câu 2: Sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông – tây ở Nam Mỹ thể hiện rõ nhất ở:

A. Sự phân hoá cảnh quan.

B. Sự phân hoá khí hậu.

C. Sự phân hoá địa hình.

D. Sự phân hoá khí hậu và cảnh quan.

Câu 3: Màu xanh lá cây nhạt thể hiện đới khí hậu nào?

A. Xích đạo

B. Nhiệt đới

C. Cận nhiệt

D. Ôn đới

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về địa hình phía đông Nam Mỹ?

A. Đồng bằng rộng mở liên tục về phía biển Thái Bình Dương.

B. Sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.

C. Các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

D. Sơn nguyên Brazil có khí hậu khô hạn hơn nên cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về địa hình ở giữa của Nam Mỹ?

A. Có các đồng bằng rộng và bằng phẳng, bao gồm các đồng bằng: Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa.

B. Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ, hệ thực — động vật vô cùng phong phú.

C. Các đồng bằng nhỏ có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.

D. Miền núi An-đét cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về rừng A-ma-dôn?

A. Khu vực rừng A-ma-dôn ở lục địa Nam Mỹ có diện tích hơn 0.5 triệu km, là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.

B. Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú.

C. Rừng phát triển nhiều tầng. Tầng trên (tầng vượt tán) là các loài cây thân gỗ cao 50 – 60 m. Tầng tán phần lớn là các cây gỗ cao 30 – 45 m. Tầng dưới tán chủ yếu là cây bụi, thảo mộc, cây gỗ nhỏ và các loài dây leo. Tầng thảm tươi là nơi sinh sống của các loài ưa bóng tối.

D. Trong rừng A-ma-dôn, động vật cũng rất phong phú gồm các loài sống trên cây, leo trèo giỏi, nhiều loài chim, vô số các côn trùng và nhiều loài sống dưới nước.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hình nào không thể hiện thiên nhiên ở Trung / Nam Mỹ?

Câu 2: Hãy so sánh sự phân hoá địa hình giữa Trung, Nam Mỹ với Bắc Mỹ?

A. Cùng phân hoá theo chiều đông – tây, với các dãy núi cao ở phía đông, đồng bằng ở giữa. Chỉ có chút khác biệt ở phía tây là các dãy núi của Trung, Nam Mỹ cao hơn ở Bắc Mỹ.

B. Cùng phân hoá theo chiều bắc - nam, với các dãy núi cao – phía bắc, đồng bằng ở giữa. Chỉ có chút khác biệt ở phía nam là các dãy núi của Trung, Nam Mỹ cao hơn ở Bắc Mỹ.

C. Sự phân hoá địa hình của hai vùng là giống nhau vì có sự nhất quán trong cách tác động của các mảng lục địa lên bề mặt châu Mỹ.

D. Cả A và C.

=> Giáo án địa lí 7 cánh diều bài 17: Đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay