Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Năm 2020, số dân châu Âu đạt khoảng 

A. 747,6  triệu người.

B. 748,6 triệu người.

C. 749,6 triệu người.

D. 750,6 triệu người.

Câu 2: Một trong những biểu hiện cơ cấu dân số già của châu Âu là

A. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 14 cao.

B. Tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 cao và tăng.

C. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 14 tăng nhanh.

D. Tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 giảm mạnh.

Câu 3: Già hoá dân số đang làm cho châu Âu

A. Thiếu hụt lực lượng lao động.

B. Khó khăn trong việc giải quyết việc làm.

C. Dư thừa nhiều lực lượng lao động.

D. Khó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 4: Năm 2019, châu Âu có tỉ lệ nhập học các cấp trong tổng số dân là

A. Dưới 73%. 

B. Trên 93 %.

C. Dưới 63 %. 

D. Trên 83 %.

Câu 5: Từ giữa thể kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số người di cư quốc tế

A. Lớn thứ hai thể giới. 

B. Lớn nhất thế giới.

C. Lớn thứ tư thế giới. 

D. Lớn thứ ba thế giới.

 

Câu 6: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở châu Âu như thế nào? 

A. Rất thấp 

B. Thấp 

C. Cao 

D. Rất cao

 

Câu 7: Số dân của châu Âu đứng thứ tư trên thế giới sau

A. Châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

B. Châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.

C. Châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương.

D. Châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương.

 

Câu 8: Châu Âu có cơ cấu dân số như thế nào? 

A. Trẻ 

B. Già 

C. Trung bình 

D. Đáp án khác

 

Câu 9: Năm 2020, các nước có tỉ lệ dân đô thị từ 90% trở lên là

A. Na Uy, Thuy Điển, Phần Lan. 

B. Anh, Pháp, Đức. 

C. Ai-xơ-len, Bỉ, Hà Lan.

D. Phần Lan, Thuy Sỹ, l-ta-li-a.

Câu 10: Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào?

A. Nê-grô-ít.

B. Môn-gô-lô-ít.

C. Ơ-rô-pê-ô-ít.

D. Ôt-xtra-lô-ít.

 

Câu 11: Mật độ dân số chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất ở châu Âu là

A. Trên 125 người/km2.

B. Từ 25 - 125 người/km2.

C. 10 - 25 người/km2.

D. Dưới 10 người/km2.

 

Câu 12: Dân cư châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ 

A. Sla-vơ             

B. Giéc-man

C. La tinh            

D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Năm 2020, các đô thị nào trong các đô thị dưới đây ở châu Âu có số dân từ

10 triệu người trở lên?

A. Xanh Pê-téc-bua, Ma-đirít. 

B. Mát-xcơ-va, Pa-ri. 

C. Bác-lin, Viên.

D. Rô-ma, A-ten.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Ý nào không phải là đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu?

A. Cơ cấu dân số già.

B. Cơ cấu dân số trẻ.

C. Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam.

D. Trình độ học vấn cao.

 

Câu 2: Giải thích tại sao dân cư châu Âu tập trung đông ở phía Trung, Tây và Nam Âu? 

A. Ít tài nguyên khoáng sản nhưng giao thông thuận lợi 

B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục 

C. Là vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai mãu mỡ

D. Khí hậu thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng.

Câu 3: Ý nào sau đây đúng với cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu?

A. Tỉ số giới nam nhiều hơn giới nữ.

B. Cơ cầu giới tính cân bằng giữa nam và nữ

C. Tỉ số giới nữ nhiều hơn giới nam.

D. Chênh lệch rất lớn trong cơ cầu giới tính.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hoá ở châu Âu?

A. Đô thị hoá diễn ra sớm. 

B. Mức độ đô thị hoá cao.

C. Đô thị hoá đang mở rộng

D. Đô thị hoá không gắn với công nghệp hoá.

 

Câu 5: Đô thị hóa ở châu Âu không có đặc điểm:

A. Tỉ lệ dân thành thị cao.

B. Các thành phố nối tiếp nhau thành dải đô thị.

C. Đô thị hóa nông thôn phát triển.

D. Dân thành thị ngày càng tăng.

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong bài, hãy nhận xét sự thay đổi quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020.

A. Tăng qua các năm

B. Giảm qua các năm

C. Không thay đổi

D. Đáp án khác

 

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu dưới đây và thông tin trong bài, hãy cho biết Châu Âu có cơ cấu dân số như thế nào? 

A. Trẻ 

B. Già 

C. Trung bình 

D. Đáp án khác

 

Câu 3: Châu Âu có cơ cấu dân số già là do

A. Số người nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều.

B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

C. Tuổi thọ của dân cư ngày càng tăng.

D. Cả hai ý B và C.

 

Câu 4: Gia tăng tự nhiên ở châu Âu rất thấp, nhiều nước còn âm nhưng dân số vẫn tăng do

A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn

B. Thành phần dân nhập cư

C. Tỉ lệ tử vong ở người già lớn

D. Chính sách dân số

 

4. VẬN DỤNG CAO ( 3 câu)

Câu 1: Nguyên nhân nào làm cho quá trình đô thị hóa nông thôn ở châu Âu được đẩy nhanh? 

A. Chính sách mở rộng và thúc đẩy sản xuất nông thôn. 

B. Sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước vào quá trình đô thị nông thôn.

C. Phát triển sản xuất nông thôn và mở rộng ngoại ô đô thị. 

D. Trình độ dân nông thôn ngày càng cao cùng sự hỗ trợ từ nhà nước.

Câu 2: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm nào sau đây?

A. Mức độ đô thị hóa cao.

B. Mức độ đô thị hóa thấp.

C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát.

D. Mức độ đô thị hóa rất thấp.

Câu 3: Quan sát hình dưới đây và cho biết các nước thuộc nhóm ngôn ngữ La tinh?

A. Anh, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na uy

B. Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia

C. Nga, Bun-ga-ri, Ba Lan, Ru-ma-ni

D. Đức, Bỉ, Áo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay