Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 13: vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 13: vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra
Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 13: vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra
Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 13: vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra
Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 13: vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra

CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ

BÀI 13: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ VIỆC PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đâu là hình ảnh mô tả châu Mỹ?

Câu 2: Người đầu tiên tìm ra châu Mỹ là: 

A. Ma-gien-lăng.

B. C. Cô-lôm-bô

C. A-mê-ri-gô. 

D. Bê-linh-hao-den. 

Câu 3: Phía đông châu Mỹ tiếp giáp với:

A. Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương

C. Bắc Băng Dương

D. Ấn Độ Dương

Câu 4: Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương: 

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. 

B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 

D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. 

Câu 5: Phía bắc châu Mỹ tiếp giáp với:

A. Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương

C. Bắc Băng Dương

D. Ấn Độ Dương

Câu 6: Diện tích của châu Mỹ lớn thứ mấy trên thế giới? 

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai

C. Thứ ba. 

D. Thứ tư. 

Câu 7: Phía tây châu Mỹ tiếp giáp với:

A. Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương

C. Bắc Băng Dương

D. Ấn Độ Dương

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Châu Mỹ gồm:

A. Hoa Kỳ, Canada

B. Argentina, Brazil

C. Hai lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, được nối với nhau bằng eo đất hẹp Trung Mỹ.

D. Vùng biển hồ rộng hớn giữa các đồng bằng phì nhiêu.

Câu 2: Tên gọi America được đặt bởi:

A. C. Cô-lôm-bô

B. Va-xin-mu-lơ

C. Ma-gien-lăng

D. Đi-a-xơ

Câu 3: Các vùng đất ở châu Mỹ được C. Cô-lôm-bô khám phả chủ yếu ở khu vực:

A. Bắc Mỹ

B. Trung Mỹ

C. Bắc Mỹ và Trung Mỹ

D. Nam Mỹ và Trung Mỹ

Câu 4: Đâu không phải một hình ảnh ở châu Mỹ?

Câu 5: Đâu là kênh đào Panama?

Câu 6: Bản đồ dưới đây thể hiện điều gì?

A. Các chuyến đi thám hiểm địa dương

B. Các chuyến đi phát kiến địa lí

C. Các dòng nhập cư vào châu Mỹ

D. Các dòng hải lưu lớn có tác động đến châu Mỹ

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào dưới đây là đúng?

A. Lãnh thổ châu Mỹ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam.

B. C. Cô-lôm-bô dẫn đoàn thám hiểm đi theo hướng đông để tìm đường sang châu Á.

C. Cuộc phát kiến của C. Cô-lôm-bô đã khám phá ra một châu lục mới – châu Mỹ.

D. Tên của châu Mỹ được lấy theo tên của nhà thám hiểm C. Cô-lôm-bô.

Câu 2: Tại sao châu Mỹ được gọi là “Tân thế giới”?

A. Vì đến năm 1492 mới được phát hiện ra (muộn hơn so với các châu lục khác) và được khẳng định là một vùng đất mới.

B. Vì con người, cuộc sống, văn hoá ở châu Mỹ hoàn toàn khác biệt so với những gì con người tưởng tượng.

C. Vì châu Mỹ có nền kinh tế phát triển và nền văn hoá đa dạng nhất thế giới, giống như một thế giới thu nhỏ.

D. Cả A và C.

Câu 3. Ý nào sau đây không phải là hệ quả địa lí của việc phát kiến ra châu Mỹ?

A. Làm cho thiên nhiên thay đổi.

B. Phát triển hàng hải quốc tế.

C. Tạo ra các cuộc di cư lớn.

D. Đem lại hiểu biết về những vùng đất mới.

Câu 4. Hệ quả mang tính lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ là:

A. Tạo ra sự đa dạng về ngôn ngữ ở châu Mỹ.

B. Thúc đẩy giao thương giữa các châu lục.

C. Làm thay đổi đặc điểm dân cư châu Mỹ.

D. Mở đường cho người châu Âu đến khai phá châu Mỹ.

Câu 5: Đâu không phải là một hệ quả lịch sử - địa lí của việc phát kiến ra châu Mỹ?

A. Tìm ra châu lục mới.

B. Mở ra một thời kì khám phá và chinh phục thế giới.

C. Sau khi tìm ra châu Mỹ, người châu Âu bắt đầu sang xâm chiếm và khai phá châu Mỹ, khai thác nguyên liệu, khoáng sản và xây dựng nền văn hoá phương Tây hiện đại.

D. Hạn chế sự phát triển của các châu lục khác.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Câu nào không đúng về kênh đào Pa-na-ma?

A. Kênh đào Pa-na-ma dài 64 km, được khởi công lần đầu năm 1882 bởi người Mỹ, tuy nhiên không đạt được thành công do thiếu kỹ thuật. Phải cho đến năm 1904, Hoa Kỳ mới có thể tiến hành đào lại và hoàn thành vào năm 1914. Năm 1920, kênh Pa-na-ma được đưa vào sử dụng.

B. Kênh đào Pa-na-ma trở thành con đường giao thông quốc tế quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

C. Nếu không có kênh đào Pa-na-ma thì khi đi từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại phải vòng qua mũi Hon mất hơn 12 000 km và chi phí gấp 10 lần chi phí qua kênh đào.

D. Một ví dụ cho sự thuận tiện mà kênh đào mang lại: đi từ Niu Oóc đến Xan Phran-xi-xcô nếu vòng qua Nam Mỹ, chiều dài quãng đường là trên 20 900 km, nhưng qua kênh đào thì chỉ còn 8 370 km. Mỗi năm có khoảng 15 000 chiếc tàu thuyền qua lại kênh đào này (42 chuyến/ngày).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay