Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 20: vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 20: vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương

CHƯƠNG 5: CHÂU ĐẠI DƯƠNG

BÀI 20: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Hình nào sau đây thể hiện châu Đại Dương?

Câu 2: Nước nào có diện tích lớn nhất châu Đại Dương?

A. Australia

B. New Zealand

C. Papua New Guinea

D. Fiji

Câu 3: Châu Đại Dương bao gồm:

A. Lục địa Ô-xtrây-li-a và đảo Niu Di-len.

B. Lục địa Ô-xtrây-li-a và đảo Niu Ghi-nê.

C. Lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo núi lửa thuộc Ấn Độ Dương.

D. Lục địa Ô-xtrây-li-a và rất nhiều đảo, quần đảo ở Thái Bình Dương.

Câu 4: Trên lục địa Ô-xtrây-li-a, khu vực có khí hậu nhiệt đới lục địa, khắc nghiệt, khô hạn, mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh là:

A. Dải bờ biển hẹp ở phía bắc lục địa.

B. Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.

C. Vùng đất nằm từ sườn tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa.

D. Dải đất hẹp ở phía nam lục địa.

Câu 5: Đới khí hậu chiếm phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là:

A. Khí hậu cận xích đạo.

B. Khí hậu nhiệt đới.

C. Khí hậu cận nhiệt đới.

D. Khí hậu ôn đới.

Câu 6: Trên lục địa Ô-xtrây-li-a, khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, thời tiết mát mẻ là:

A. Dải bờ biển hẹp ở phía bắc lục địa.

B. Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.

C. Vùng đất nằm từ sườn tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa.

D. Dải đất hẹp ở phía nam lục địa.

Câu 7: Địa danh nào sau đây không thuộc vùng sơn nguyên Tây Australia?

A. Cao nguyên Bác-li

B. Hoang mạc Vích-to-ri-a

C. Hoang mạc Ta-na-mi

D. Dãy trường sơn Australia

Câu 8: Lục địa Ô-xtrây-li-a tiếp giáp với:

A. châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

B. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.

C. Nam Đại Dương, Thái Bình Dương.

D. Ấn Độ Dương và các biển của Thái Bình Dương.

Câu 9: Trên lục địa Ô-xtrây-li-a, khu vực có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp, lượng mưa dưới 1 000 mm/năm là:

A. Dải bờ biển hẹp ở phía bắc lục địa.

B. Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.

C. Vùng đất nằm từ sườn tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa.

D. Dải đất hẹp ở phía nam lục địa.

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu:

A. Khô hạn.

B. Lạnh giá.

D. Ôn hoà.

C. Ẩm ướt.

Câu 2: Khu vực phía đông lục địa Australia là nơi tập trung những loại khoáng sản nào?

A. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên

B. Sắt, vàng, niken, boxit, bauxite

C. Cả A và B.

D. Ở đây không có nhiều khoáng sản.

Câu 3: Con vật nào không phải con vật đặc trưng ở Australia?

A. Thú mỏ vịt

B. Đà điểu Australia

C. Kangaroo

D. Con người

Câu 4: Nghèo khoáng sản, khí hậu nóng ẩm quanh năm, rừng phát triển là đặc điểm tự nhiên của:

A. Lục địa Ô-xtrây-li-a.

B. Phía bắc lục địa Ô-xtrây-li-a.

C. Phía tây lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. Phần lớn các đảo của châu Đại Dương.

Câu 5: Khu vực phía tây lục địa Australia có độ cao trung bình là:

A. Dưới 200m

B. Dưới 500m

C. Dưới 800m

D. 800 – 1000m

Câu 6: Khu vực ở giữa lục địa Australia có đặc điểm tự nhiên là:

A. Rất khô hạn, bề mặt có nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát.

B. Có các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp

C. Sườn đông dốc, sườn tây thoải dần về phía vùng đồng bằng Trung tâm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Thảm thực vật nào sau đây hình thành trên các đảo và quần đảo châu Đại Dương?

A. Rừng ôn đới lá rộng.

B. Rừng xích đạo.

C. Rừng cận nhiệt đới.

D. Rừng ôn đới lá kim.

Câu 8: Các đảo, quần đảo nằm gần lục địa Australia hầu hết là:

A. Các đồng bằng

B. Các đảo núi cao

C. Các cao nguyên đồng cỏ

D. Những đô thị phát triển bậc nhất.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a, từ tây sang đông lần lượt là:

A. Vùng sơn nguyên – vùng đồng bằng – vùng núi.

B. Vùng núi – vùng sơn nguyên – vùng đồng bằng.

C. Vùng đồng bằng – vùng núi – vùng sơn nguyên.

D. Vùng sơn nguyên – vùng núi – vùng đồng bằng.

Câu 2: Trên lục địa Ô-xtrây-li-a, khu vực có khí hậu cận xích đạo, nhìn chung nóng, ẩm và mưa nhiều là

A. Dải bờ biển hẹp ở phía bắc lục địa.

B. Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.

C. Vùng đất nằm từ sườn tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa.

D. Dải đất hẹp ở phía nam lục địa.

Câu 3: Lục địa Ô-xtrây-li-a có vị trí địa lí:

A. Nằm ở phía đông nam Đại Tây Dương, thuộc bán cầu Nam.

B. Nằm ở phía tây nam Ấn Độ Dương, thuộc bán cầu Nam.

C. Nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.

D. Nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.

Câu 4: Vùng đảo châu Đại Dương có vị trí địa lí:

A. Nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương.

B. Nằm ở phía đông nam Đại Tây Dương.

C. Nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương.

D. Nằm ở trung tâm Thái Bình Dương.

Câu 5: Lục địa Ô-xtrây-li-a có hệ thực vật và động vật độc đáo do:

A. Sự phát triển của công nghệ gen.

B. Khí hậu khô nóng, nhiều hoang mạc.

C. Được nhập khẩu từ các lục địa khác.

D. Cách biệt với phần còn lại của thế giới.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:

“(1) Sự tác động về các mặt kinh tế, xã hội, chính trị giữa các khu vực khiến sự phân bố thực vật ở Ô-xtrây-li-a vô cùng đa dạng. (2) Ở trung tâm lục địa là vùng rừng cây bụi được gọi là “rừng Ô-xtrây-li-a, ở đây các cây hoè gai mọc thành bụi. Từ hồ A-rơ đến bờ biển phía tây là các hoang mạc. (3) Phía tây nam có rừng bạch đàn; bạch đàn cùng keo hoa vàng tạo thành cảnh quan độc đáo nổi tiếng, không thấy ở bất kì đâu khác trên thế giới. Hoa của cây keo hoa vàng được gọi là quốc hoa của Ô-xtrây-li-a. (4) Miền đông bắc và miền bắc có rừng nhiệt đới rậm rạp, cây cối bốn mùa xanh tốt.”

Câu nào trong đoạn trên là đúng?

A. (1), (2), (3)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (2), (3)

Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:

“Chuột túi (Can-gu-ru) là động vật biểu tượng của đất nước Ô-xtrây-li-a. Tháng 7 năm 1770, thuyền trưởng Cúc (Cook) nổi tiếng đặt chân lên đất Ô-xtrây-li-a. Ở đây, ông nhìn thấy một loài vật kì lạ, rất cao lớn, hai chân sau cứng cáp, khoẻ mạnh, hai chân trước ngắn, co lại trước ngực; ở bụng có túi và có thể đựng con vào đó. Thuyền trưởng Các chỉ vào con vật và hỏi người thổ dân đứng cạnh: “Nó là con gì?”. Người thổ dân không hiểu tiếng Anh nên hỏi lại: “Can-gu-ru (Kangaroo)?”, theo tiếng địa phương nghĩa là: Ông hỏi gì? Thuyền trưởng Cúc liền tưởng Can-gu-ru là tên con vật và sự hiểu lầm đó được lưu truyền đến tận ngày nay.”

Đoạn thông tin trên không cho bạn kiến thức về điều gì?

A. Chuột túi (Can-gu-ru) là động vật biểu tượng của đất nước Ô-xtrây-li-a.

B. Tại sao chuột túi có tên gọi là Kangaroo.

C. Đặc điểm ngoại hình của chuột túi.

D. Cách mà thuyền trưởng Cook truy lùng được chuột túi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay