Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 22: châu nam cực

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 22: châu nam cực. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 22: châu nam cực
Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 22: châu nam cực
Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều Bài 22: châu nam cực

CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC

BÀI 22: CHÂU NAM CỰC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đâu là hình ảnh thể hiện châu Nam Cực?

Câu 2: Hình ảnh nào sau đây ở châu Nam Cực?

Câu 3: Châu Nam Cực lần đầu tiên được phát hiện ra vào năm nào?

A. 1492

B. 1750

C. 1820

D. 2000

Câu 4: Ai là người đầu tiên đặt chân tới Nam Cực?

A. Bê-linh-hao-den

B. La-da-rép

C. Boóc-rơ-grê-vim

C. A-mun-sen

Câu 5: Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực:

A. Phải dừng lại.

B. Mới được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện.

C. Mở ra một hướng đi mới cho nghiên cứu tự nhiên.

D. Được tổ chức bởi các quốc gia đang phát triển.

Câu 6: Châu Nam Cực có diện tích là bao nhiêu?

A. Hơn 1,4 triệu km2

B. Hơn 14 triệu km2

C. Hơn 41 triệu km2

D. Hơn 140 triệu km2

Câu 7: Đâu là loài vật đặc trưng ở Nam Cực?

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đặc điểm về vị trí địa lí nào dưới đây không thuộc châu Nam Cực?

A. Đại bộ phận diện tích nằm trong phạm vi phía nam của vòng cực Nam.

B. Xích đạo chạy ngang qua châu lục.

C. Được bao bọc bởi đại dương.

D. Nằm cách xa các châu lục khác.

Câu 2: Độ cao trung bình của châu Nam Cực là hơn 2 040 m, cao nhất trong các châu lục. Nguyên nhân là do:

A. Trên bề mặt châu Nam Cực có các dãy núi cao bậc nhất thế giới.

B. Các mảng kiến tạo xô vào nhau khiến lục địa Nam Cực được nâng cao.

C. Bề mặt châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày hàng nghìn mét.

D. Mực nước đại dương bao quanh châu Nam Cực thấp hơn ở các nơi khác.

Câu 3: Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, do:

A. Đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa thổi ra với vận tốc cao.

B. Đây là vùng khí áp thấp, hút gió từ các nơi thổi tới.

C. Ở đại dương bao quanh hình thành các khu khí áp thấp, hình thành bão.

D. Bề mặt lục địa bằng phẳng, gió mạnh không bị cản trở.

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng về châu Nam Cực?

A. Đây là châu lục có diện tích nhỏ nhất trong các châu lục trên Trái Đất.

B. 98% bề mặt châu lục bị phủ bởi một lớp băng dày.

C. Khoảng 40% lượng nước ngọt trên Trái Đất nằm ở châu Nam Cực.

D. Châu Nam Cực hầu như không có tài nguyên khoáng sản.

Câu 5: Câu nào nói đúng về nhiệt độ của châu Nam Cực?

A. Không bao giờ vượt qua 0oC. Nhiệt độ thấp nhất đo được là -94.5oC vào năm 1967.

B. Nhiệt độ biến động không ngừng trong ngày, có lúc gần lên đến 0oC nhưng lại tụt ngay xuống -90oC.

C. Nhiệt độ ở đây thấp đến mức không có một sinh vật nào có thể sống sót được.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nào nói đúng về tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực?

A. Là nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất trên Trái Đất, chiếm khoảng 60% lượng nước ngọt trên Trái Đất.

B. Giàu các loại khoáng sản như than đá, sắt, đồng.

C. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cư dân bản địa ở châu Nam Cực thuộc chủng tộc nào?

A. Caucasoid

B. Europid

C. Antarcoid.

D. Không có người dân bản địa ở đây.

Câu 2: Châu Nam Cực thuộc quyền sở hữu của nước nào?

A. Nước ở gần nhất với châu Nam Cực: Nam Phi

B. 5 nước thuộc Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc.

C. Nước có nhiều nghiên cứu khoa học nhất về Nam Cực: Mỹ.

D. Không có nước nào.

Câu 3: Bán đảo Nam Cực là một trong những khu vực:

A. Ấm lên nhanh nhất trên thế giới.

B. Ấm lên lâu nhất trên thế giới.

C. Lạnh đi nhanh nhất trên thế giới.

D. Lạnh đi lâu nhất trên thế giới.

Câu 4: Ngày 01/12/1959, có 12 quốc gia kí “Hiệp ước châu Nam Cực”. Hiệp ước này quy định điều gì?

A. Nước nào chiếm đóng được Nam Cực đầu tiên sẽ là nước có toàn quyền trên khu vực này.

B. Châu Nam Cực cần phải thuộc về 5 nước thuộc Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc.

C. Các nước phải chung tay bảo vệ môi trường, tránh tình trạng băng tan ở châu lục này.

D. Việc khảo sát châu Nam Cực chỉ giới hạn trong mục đích vì hoà bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực.

Câu 5: Tại sao giới động vật ở vùng biển châu Nam Cực phong phú hơn trên lục địa?

A. Vì chúng muốn đi giao lưu với các loài động vật ở các châu lục khác.

B. Vì loài người đang dần chiếm mất chỗ sinh sống của chúng.

C. Vì khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng phong phú hơn.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đâu không phải là một điểm khác biệt giữa châu Nam Cực và các châu lục khác?

A. Quá lạnh, không thích hợp để sống một cách bình thường.

B. Băng phủ gần như toàn châu lục.

C. Có các điều kiện tự nhiên để hình thành sự sống.

D. Sinh vật quá nghèo nàn.

Câu 2: Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên, dẫn tới lớp băng ở trên bề mặt lục địa Nam Cực tan chảy. Điều này sẽ tác động tới thiên nhiên và con người trên Trái Đất như thế nào?

A. Nền kinh tế của toàn thế giới đi xuống, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người.

B. Nước biển dâng, từ đó nhiều vùng ven biển sẽ dần bị ngập, bị nhiễm mặn.

C. Sẽ có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn xảy ra.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay