Trắc nghiệm đúng sai Công dân 8 cánh diều Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục công dân 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án công dân 8 cánh diều

BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI

Câu 1: Đọc các câu ca dao, tục ngữ sau. Theo em, câu nào là đúng, câu nào là sai khi nói về ý nghĩa bảo vệ lẽ phải? 

a) Gió chiều nào theo chiều đấy

b) Vàng thật không sợ lửa 

c) Miệng nam mô bụng bồ dao găm

d) Phải chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua phép.

Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời.

Đáp án:

a) Sai

b) Đúng

c) Sai

d) Đúng

Câu 2: Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về bảo vệ lẽ phải?

a) Lẽ phải là tiêu chuẩn đạo đức, đúng đắn và công bằng trong hành vi của con người, dựa trên các quy ước xã hội.

b) Bảo vệ lẽ phải chỉ là việc tuân thủ những quy định của pháp luật mà không cần quan tâm đến đạo đức xã hội.

c) Bảo vệ lẽ phải giúp duy trì một môi trường xã hội văn minh, công bằng và tôn trọng quyền lợi của mỗi cá nhân.

d) Việc bảo vệ lẽ phải không có ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.

Đáp án:

Câu 3: Theo em, đâu là hành động đúng, đâu là hành động sai khi thực hiện việc bảo vệ lẽ phải?

a) Tôn trọng và bảo vệ những điều đúng đắn, các giá trị đạo đức và pháp luật là hành động cần thiết.

b) Thực hiện hành vi sai trái khi bị ảnh hưởng bởi bạn bè hoặc hoàn cảnh.

c) Phê phán những hành vi sai trái và khuyến khích những hành vi tích cực của người khác là điều nên làm.

d) Từ chối thay đổi bản thân để thích nghi với môi trường học tập và xã hội là cách duy trì nguyên tắc cá nhân.

Đáp án:

Câu 4: Đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về việc bảo vệ lẽ phải trong môi trường học tập?

a) Học sinh cần tôn trọng và bảo vệ những điều đúng đắn trong học tập để trở thành công dân tốt.

b) Học sinh có thể chấp nhận hành vi gian lận trong học tập nếu kết quả tốt sẽ giúp ích cho tương lai.

c) Học sinh cần phải phê phán những hành vi sai trái và bảo vệ những giá trị đạo đức trong học tập.

d) Học sinh không cần quan tâm đến việc thực hiện đạo đức nếu không ai phát hiện.

Đáp án:

Câu 5: Theo em, đâu là hành động đúng, đâu là hành động sai trong việc bảo vệ lẽ phải trong cộng đồng?

a) Hỗ trợ những hành động đúng đắn và giúp đỡ những người xung quanh thực hiện đúng mực trong xã hội.

b) Phê phán những hành vi sai trái và không bao giờ khuyến khích những hành vi tích cực là một cách làm đúng.

c) Thực hiện hành vi sai trái vì không có ai chứng kiến là một lựa chọn sai lầm.

d) Cố gắng thay đổi suy nghĩ và hành vi của mình để phù hợp với môi trường xã hội là hành động đúng đắn.

Đáp án:

Câu 6: Theo em, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai trong việc tôn trọng lẽ phải?

a) X luôn tuân thủ các quy tắc đạo đức và pháp luật trong mọi tình huống, kể cả khi không ai phát hiện.

b) Y cho rằng tôn trọng lẽ phải chỉ cần khi có sự giám sát từ người khác.

c) Z phê phán những hành vi sai trái và khuyến khích những hành vi đúng đắn trong cộng đồng.

d) K cho rằng lẽ phải không quan trọng nếu điều đó không mang lại lợi ích trực tiếp cho bản thân.

Đáp án:

Câu 7: Đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai khi thực hiện tôn trọng lẽ phải trong xã hội?

a) M luôn tôn trọng những giá trị đạo đức và không chấp nhận hành vi lừa gjat.

b) P chọn im lặng khi chứng kiến hành vi sai trái vì cho rằng không phải việc của mình.

c) Q tích cực bảo vệ lẽ phải, ngay cả khi đối mặt với khó khăn.

d) D tự ý sửa đổi di tích văn hóa mà không xin phép các cơ quan chức năng.

Đáp án:

Câu 8: Hãy đọc những hành vi dưới đây. Theo em, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai trong việc bảo vệ lẽ phải?

a) A giúp đỡ bạn bè làm việc đúng đắn, khuyến khích hành vi tích cực và tôn tọng pháp luật.

b) F cổ vũ các bạn ăn trộm đồ nếu các bạn của F không đủ khả năng mua món đồ đó.

c) S luôn phản đối hành vi gian lận và lên án những hành vi không đúng đắn trong học tập.

d) P cho rằng bảo vệ lẽ phải là không cần thiết nếu nó không ảnh hưởng trực tiếp đến mình

Đáp án:

Câu 9: Tình huống:

Trong buổi họp nhóm chuẩn bị dự án lớp, bạn K cố tình đổ lỗi cho bạn H vì một lỗi sai mà K đã mắc phải. Khi chứng kiến sự việc, bạn L quyết định lên tiếng bảo vệ H và đề nghị cả nhóm kiểm tra lại công việc để tìm ra nguyên nhân thật sự. Bạn T biết H bị oan nhưng không nói gì để tránh xung đột trong nhóm. Bạn V nghe theo lời K và tiếp tục đổ lỗi cho H mà không xác minh sự thật.

Theo em, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai trong việc bảo vệ lẽ phải?

a) K đổ lỗi cho bạn khác để che giấu lỗi sai của mình là hành vi sai.

b) L lên tiếng bảo vệ H và yêu cầu kiểm tra lại là hành vi đúng.

c) T nên im lặng để tránh xung đột dù biết sự thật.

d) V nghe theo K và tiếp tục đổ lỗi cho H mà không xác minh sự thật là hành vi sai.

Đáp án:

Câu 10: Tình huống:

D là một học sinh giỏi, thường xuyên phát biểu bảo vệ lẽ phải trong các buổi sinh hoạt lớp và không ngại góp ý các hành vi sai trái của bạn bè. Tuy nhiên, khi chứng kiến một bạn trong lớp bị bắt nạt, D không can thiệp vì cho rằng việc đó không liên quan đến mình.

Câu hỏi:

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên?

a) Việc D phát biểu bảo vệ lẽ phải trong các buổi sinh hoạt thể hiện tinh thần trách nhiệm với tập thể.

b) Việc không can thiệp khi thấy bạn bị bắt nạt cho thấy D chưa thực sự hành động vì lẽ phải.

c) Chỉ cần phát biểu bảo vệ lẽ phải trong các buổi sinh hoạt là đủ để thể hiện sự chính trực và trách nhiệm.

d) Không can thiệp khi bạn bị bắt nạt là cách tránh rủi ro, không ảnh hưởng đến việc bảo vệ lẽ phải.

Đáp án:

=> Giáo án Công dân 8 cánh diều Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Công dân 8 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay