Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 11 (cơ khí) Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều
BÀI 22. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA VÀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Cho thông tin sau:
“Hệ thống đánh lửa điện tử (hệ thống đánh lửa điện dung) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời điểm, thực hiện quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí, kích hoạt động cơ ô tô. Thời điểm đánh lửa được tính toán chuẩn xác bởi ECU dựa trên tín hiệu nhận được từ các cảm biến.
Hệ thống đánh lửa điện tử là kết quả của sự nghiên cứu và cải tiến về công nghệ nên sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hệ thống đánh lửa tiếp điểm thế hệ trước. Đồng thời, hệ thống này còn được đánh giá cao về khả năng tiết kiệm nhiên liệu, phát thải thấp, hoạt động mạnh mẽ và ổn định ở cường độ cao mà không cần điều chỉnh tần số điện.”
a) Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ tạo tia lửa điện để đốt cháy hòa khí trong xi lanh động cơ.
b) Trong hệ thống đánh lửa, bugi có vai trò cung cấp nhiên liệu cho buồng đốt.
c) Hệ thống đánh lửa không ảnh hưởng đến công suất và hiệu suất làm việc của động cơ.
d) Hệ thống đánh lửa gồm các bộ phận chính như: cuộn dây đánh lửa, bugi, bộ chia điện (trong hệ thống đánh lửa bán dẫn) và nguồn điện.
Đáp án:
- A, D đúng
- C, B sai
Câu 2: Khi bàn về nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo hệ thống khởi động bằng cơ điện, các bạn học sinh có ý kiến như sau:
a) Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục cam để động cơ có thể tự làm việc.
b) Động cơ Diesel cần số vòng quay khởi động cao hơn động cơ xăng.
c) Hệ thống khởi động bằng động cơ điện có kích thước lớn, cồng kềnh nên ít được sử dụng.
d) Khởi động bằng khí nén thường được dùng cho động cơ Diesel tàu thuỷ và máy phát điện cỡ lớn.
Câu 3: Khi bàn về nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động bằng cơ điện tại hình 22.3, các bạn học sinh có ý kiến như sau:
a) Khi chưa khởi động, bánh răng khởi động (10) đã ăn khớp với vành răng bánh đà (12).
b) Khi khởi động, cuộn dây (5) của rơ le gài khớp (3) sinh ra lực từ hút lõi thép (4) chuyển động sang phải.
c) Khi tiếp điểm K đóng, động cơ khởi động (8) được cấp điện và làm quay trục khuỷu động cơ.
d) Khi khởi động xong, lực lò xo (6) đẩy lõi thép (4) về vị trí ban đầu, tách bánh răng khởi động (10) khỏi vành răng bánh đà (12).
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động