Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in

Giáo án Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Công nghệ cơ khí 11 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN CÔNG NGHỆ 11 - CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ CÁNH DIỀU BÀI KHÁI QUÁT VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

PHẦN I: CƠ KHÍ CHẾ TẠO

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau khi học xong bài này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm, vai trò và đặc điểm của cơ khí chế tạo.
  • Nhận biết được một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực công nghệ:

  • Trình bày được khái niệm, vai trò và đặc điểm của cơ khí chế tạo.
  • Nhận biết được một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.
  1. Phẩm chất
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 1: hình ảnh xe đạp, hình ảnh một số công việc trong cơ khí chế tạo,…
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS về một chủ đề học tập mới đó là cơ khí chế tạo.
  3. b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi dựa trên câu hỏi mở đầu.
  4. c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi: Kể tên các công việc trong sản xuất và đời sống sử dụng thiết bị, máy móc.

VD: Máy cấy

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS suy nghĩ câu trả lời và tiếp sức viết đáp án lên bảng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS trả lời: máy cày, máy trộn bê tông, quạt điện, máy xay xát, nồi cơm điện,…

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1. Khái quát về cơ khí chế tạo.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm cơ khí chế tạo

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được thế nào là cơ khí chế tạo và các sản phẩm của cơ khí chế tạo.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời hoạt động, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới.
  3. c) Sản phẩm học tập: Khái niệm cơ khí chế tạo và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nêu khái niệm cơ khí chế tạo và trả lời câu hỏi (SGK – tr5).

- GV giới thiệu về tháp Eiffel thông qua mục Em có biết (SGK – tr5).

- GV kết luận về khái niệm cơ khí chế tạo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc SGK, hoàn thành yêu cầu GV đưa ra.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. KHÁI NIỆM VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

- Là ngành chế tạo các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng,.. phục vụ cho sản xuất và đời sống.

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr5)

Sản phẩm của cơ khí chế tạo: máy bay, tàu thủy, nhà xưởng, máy phay, máy rửa bát, máy phát điện,…

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của cơ khí chế tạo

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống và trong sản xuất.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm tìm hiểu về vai trò của cơ khí chế tạo và trả lời các câu hỏi trong SGK.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi GV đưa ra và kết luận về vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống và sản xuất.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống, trả lời câu hỏi (SGK – tr6).

 - GV kết luận về vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống.

+ Nhóm 3, 4: Vai trò của cơ khí chế tạo trong sản xuất, trả lời câu hỏi (SGK – tr7)

- GV kết luận vai trò của cơ khí chế tạo trong sản xuất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. VAI TRÒ CỦA CƠ KHÍ CHẾ TẠO

1. Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống.

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr6)

- Ô tô, tàu cao tốc: giúp con người cải thiện được tốc độ, tiết kiệm thời gian, thích nghi với nhiều điều kiện địa hình, hạn chế ảnh hưởng xấu từ môi trường,...

- Máy giặt: giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức,... hạn chế các bệnh lí về da liễu.

- Các dụng cụ nhà bếp: tiết kiệm được thời gian, cung cấp thêm các giải pháp chế biến, đơn giản hoá các công việc bếp núc,..., giúp người đầu bếp sáng tạo ra được nhiều món ăn mới đẹp mắt, ngon miệng hơn.

Sản phẩm của cơ khí chế tạo góp phần nâng cao chất lượng đời sống con người.

2. Vai trò của cơ khí chế tạo trong sản xuất

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr7)

+ Máy thêu công nghiệp: giúp các cơ sở sản xuất nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian vận hành, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao độ chính xác của đường thêu.

+ Máy khai thác truyền thống: ngành khai khoáng nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn lao động.

+ Máy thu hoạch nông sản: giúp tăng hiệu quả gặt hái nông sản, giảm sức lao động, rút ngắn thời gian thu hoạch.

+ Máy thi công đường bộ: giúp công nhân ngành cầu đường giảm bớt sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng thi công.

Sự phát triển của cơ khí chế tạo giúp nâng cao chất lượng đời sống, thúc đẩy sản xuất giúp cho các ngành nghề, giảm được sức lao động, tăng năng suất, tiết kiệm tài nguyên.

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của cơ khí chế tạo

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS trình bày được đặc điểm của cơ khí chế tạo.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm tìm hiểu về đặc điểm của cơ khí chế tạo và trả lời các câu hỏi trong SGK.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS nêu được các đặc điểm của cơ khí chế tạo.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, đọc nội dung trong SGK trả lời câu hỏi (SGK – tr7).

- GV kết luận về nội dung đặc điểm của cơ khí chế tạo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ KHÍ CHẾ TẠO

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr7)

1.

+ Sử dụng bản vẽ kĩ thuật chế tạo sản phẩm cơ khí.

+ Sản phẩm thường được chế tạo từ vật liệu kim loại, thực hiện bởi người đã được đào tạo kĩ năng cơ khí tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.

2. Bản vẽ kĩ thuật là một phần của hồ sơ thiết kế sản phẩm. Bản vẽ kĩ thuật cung cấp các thông tin cần thiết để tạo ra các sản phẩm cơ khí.

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số ngành nghề cơ khí chế tạo phổ biến

  1. a) Mục tiêu: Nhận biết được một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm tìm hiểu về các ngành nghề cơ khí chế tạo phổ biến và trả lời các câu hỏi trong SGK.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra và nhận biết được một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi (SGK – tr8).

- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về: Khái niệm, tên nghề nghiệp và kĩ năng cần thiết đối với ngành thiết kế cơ khí/ gia công cắt gọt kim loại/ lắp ráp cơ khí.

- GV kết luận về nội dung một số ngành nghề cơ khí chế tạo phổ biến.

- GV giới thiệu một số ngành nghề cơ khí phổ biến khác thông qua phần Em có biết (SGK – tr9).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

IV. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO PHỔ BIẾN

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr8):

Hình 1.4a: Kĩ sư thiết kế làm việc tại phòng thiết kế kĩ thuật cơ khí.

Hình 1.4b: Công nhân vận hành máy gia công cắt gọt tại phân xưởng sản xuất cơ khí.

Hình 1.4c: Vông nhân thực hiện quy trình lắp ráp xe đạp tại phân xưởng lắp ráp.

1. Thiết kế cơ khí

- Thiết kế cơ khí: công việc liên quan đến thiết kế sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc đời sống con người.

- Nghề nghiệp: Kĩ sư cơ khí.

- Kĩ năng: thành thạo công cụ phân tích, tính toán, thiết kế bản vẽ kĩ thuật sử dụng các phần mềm AutoCad, SolidWork,…

2. Gia công cắt gọt kim loại

- Gia công cắt gọt kim loại: quá trình bóc tách các lớp kim loại trên bề mặt phôi để tạo ra các chi tiết máy có hình dạng, kích thước và có độ chính xác gia công theo yêu cầu của bản vẽ kĩ thuật.

- Nghề nghiệp: Thợ gia công cơ khí

- Kĩ năng: kĩ năng gia công.

3. Lắp ráp cơ khí

- Lắp ráp cơ khí: công việc liên quan đến thi công, lắp ráp, hiệu chỉnh,… các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất,..

- Nghề nghiệp: Thợ lắp ráp.

- Kĩ năng: kĩ năng lắp ráp.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. a) Mục tiêu: HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức về vai trò và đặc điểm của cơ khí chế tạo.
  2. b) Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trong mục Luyện tập SGK trang 9 và phiếu bài tập trắc nghiệm.
  3. c) Sản phẩm học tập: Đáp án câu hỏi trắc nghiệm và Luyện tập.

=> Xem nhiều hơn: 

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu bài tập chứa các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu cá nhân HS lựa chọn các đáp án chính xác.

Họ và tên:

Lớp:

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: Cơ khí chế tạo là ngành nghề

A. Thiết kế ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng

B. Chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng

C. Xây dựng các công trình kiến trúc

D. Chăn nuôi để sản xuất thực phẩm

Câu 2: Đâu không là sản phẩm của cơ khí chế tạo?

A. Nhà xưởng                                             B. Trung tâm thương mại

C. Tàu thủy                                                 D. Máy bơm nước

Câu 3: Sản phẩm nào của cơ khí chế tạo giúp nâng cao chất lượng cuộc sống?

A. Máy thêu công nghiệp                           B. Máy khai thác khoáng sản

C. Máy điều hòa không khí                        D. Máy thi công đường

Câu 4: Đặc điểm giúp phân biệt cơ khí chế tạo với các ngành nghề khác là?

A. Sử dụng bản vẽ kĩ thuật chế tạo sản phẩm

B. Các thiết bị sản xuất chủ yếu là các máy tính

C. Sử dụng các loại vật liệu chế tạo chủ yếu là gỗ

D. Thực hiện quy trình một cách linh hoạt, có thể tự điều chỉnh

Câu 5: Đâu không phải ngành nghề cơ khí chế tạo?

A. Kĩ sư cơ khí                                          B. Kĩ sư cơ học

C. Thợ gia công cơ khí                              D. Thợ lắp ráp cơ khí

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ trong mục Luyện tập (SGK tr9).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS suy nghĩ, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trình bày kết quả hoạt động phần Luyện tập.

- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Kết quả:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

C

A

B

Luyện tập (SGK – tr9)

  1. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo góp phần nâng cao chất lượng đời sống của con người; .giảm sức lao động, tăng năng suất, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất.

2.

- Xe máy: giúp con người cải thiện được tốc độ trong di chuyển.

- Máy cắt cỏ: giúp con người nâng cao năng suất, giảm sức lao động trong dọn dẹp sân, vườn.

  1. Các công việc phổ biến trong ngành cơ khí chế tạo:

+ Thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc đời sống con người.

+ Thực hiện các công việc bóc tách các lớp kim loại trên bề mặt phôi để tạo ra các chỉ tiết máy có hình dạng, kích thước và độ chính xác gia công theo yêu cầu của bản vẽ kĩ thuật.

+ Thực hiện các công việc liên quan đến thi công lắp ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh,... các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất,...

Đặc điểm:

+ Ngành nghề thiết kế cơ khí được thực hiện bởi các kĩ sư cơ khí, thường làm việc tại các phòng thiết kế.

+ Ngành nghề gia công cắt gọt kim loại được thực hiện bởi các thợ gia công cơ khí, thường làm việc tại các phân xưởng chế tạo.

+ Ngành nghề lắp ráp cơ khí được thực hiện bởi các thợ lắp máy, thường làm việc tại các phân xưởng lắp ráp.

 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV chữa bài, nhận xét và chuyển sang nội dung vận dụng.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu vai trò của ngành nghề đã học trong sản xuất các sản phẩm cơ khí chế tạo.
  2. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập trong mục Vận dụng SGK trang 9.
  3. c) Sản phẩm học tập: Đáp án câu hỏi vận dụng SGK trang 9.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

...

 

Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in công nghệ cơ khí 11 cánh diều, tải giáo án công nghệ 11 cơ khí cánh diều bản chuẩn, soạn ngắn gọn công nghệ cơ khí 11 cánh diều bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án CN cơ khí 11 CD dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay