Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 7: Phương pháp gia công không phoi

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 11 (cơ khí) Bài 7: Phương pháp gia công không phoi sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều

BÀI 7. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG KHÔNG PHOI

Câu 1: Cho thông tin sau:

“Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng áp lực tại chỗ và nhiệt độ khác nhau "nóng", "ấm" và "lạnh". Đây là phương pháp gia công kim loại cổ xưa nhất[1]. Nguyên lý cơ bản của rèn là lợi dụng tính dẻo của kim loại, làm biến dạng kim loại ở thể rắn dưới tác dụng của ngoại lực để tạo ra thành phẩm có kích thước nhất định tuỳ theo thiết kế. Đây cũng là bước chuẩn bị phôi cho gia công cơ khí. Kim loại được rèn có trọng lượng khác nhau, từ ít hơn 1 kg đến 580 tấn. Kim loại được rèn có thể cần gia công thêm để ra thành phẩm.”

a) Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng cách sử dụng nhiệt độ cao để làm thay đổi hình dạng phôi.

b) Rèn tự do cho phép kim loại biến dạng theo các hướng khác nhau mà không bị hạn chế bởi khuôn.

c) Rèn khuôn có ưu điểm là thiết bị gia công đơn giản và có tính linh hoạt cao.

d) Phôi rèn thường được nung nóng trước khi gia công để nâng cao tính dẻo.

Đáp án:

- B, D đúng

- A, C sai

Câu 2: Cho thông tin sau:

“Phương pháp gia công đúc là quá trình tạo ra một thỏi kim loại bằng cách bơm kim loại nóng chảy vào khuôn đã được chuẩn bị sẵn để tạo thành hình dạng và kích thước theo mẫu. 

Phương pháp gia công đúc có thể được áp dụng cho hầu hết các kim loại và hợp kim với các tính chất khác nhau. Đúc kim loại cũng thích hợp với các vật liệu có tính chất giòn như gang.

Phương pháp gia công đúc có nhiều ưu điểm. Khi được nhào nặn, nó trở thành hầu hết các loại vật liệu. Đúc cả vật liệu rất nhỏ (từ vài gam) và vật liệu rất lớn  (hàng nghìn tấn). Ngoài ra, phương pháp gia công đúc mới nhất mang lại hiệu quả sản xuất cao và chất lượng sản phẩm cuối cùng rất tốt.”

a) Đúc trong khuôn cát là phương pháp đúc ít phổ biến nhất

b) Gia công đúc có thể tạo ra các vật đúc từ nhiều loại kim loại khác nhau trong một vật đúc. 

c) Sản phẩm đúc thường có độ chính xác rất cao

d) Đúc trong khuôn mẫu chảy sử dụng mẫu làm từ vật liệu dễ chảy, mẫu sẽ chảy ra khi rót kim loại nóng vào khuôn.

Câu 3: Cho thông tin sau:

“Trong công nghệ chế tạo cơ khí, hàn là quá trình liên kết các chi tiết (kết cấu) hoặc đắp phủ lên bề mặt vật liệu (kim loại hoặc phi kim) để tạo nên một lớp bề mặt có tính năng đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Hàn là quá trình công nghệ để nối các chi tiết với nhau thành liên kết không tháo rời được mang tính liên tục ở phạm vi nguyên tử hoặc phân tử, bằng cách đưa chỗ nối tới trạng thái nóng chảy, thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố là nhiệt và áp lực, hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Khi hàn, có thể sử dụng hoặc không sử dụng vật liệu phụ bổ sung.”

a) Hàn là phương pháp gia công kim loại bằng cách nung chảy toàn bộ vật liệu để ghép nối các chi tiết lại với nhau.

b) Hàn chỉ được áp dụng cho kim loại, không thể sử dụng cho vật liệu khác.

c) Một số phương pháp hàn phổ biến bao gồm hàn hồ quang, hàn khí và hàn tiếp xúc.

d) Hàn có thể thực hiện bằng nhiệt, áp lực hoặc cả hai kết hợp.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 7: Phương pháp gia công không phoi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ cơ khí 11 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay