Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Cơ khí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Trong thực tế, phương pháp phay thường được sử dụng để gia công:
A. Linh kiện điện tử
B. Mô hình giấy
C. Khuôn dập kim loại, bánh răng
D. Sản phẩm bằng gỗ
Câu 2: Tại sao chi tiết trục bậc lại phù hợp với phương pháp tiện?
A. Vì nó có dạng trụ tròn xoay, dễ gia công bằng máy tiện.
B. Vì phương pháp tiện rẻ hơn phay.
C. Vì máy tiện có tốc độ cắt nhanh hơn máy phay.
D. Vì tiện có thể tạo ra mọi hình dạng bề mặt.
Câu 3: Nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện có tác dụng gì?
A. Thay đổi hình dạng chi tiết
B. Nâng cao chất lượng bề mặt và cơ tính của chi tiết
C. Giảm giá thành sản xuất
D. Thay đổi màu sắc của kim loại
Câu 4: Robot kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng cách nào?
A. Dùng cảm biến hình ảnh, camera hoặc quét 3D.
B. Quan sát bằng mắt thường.
C. Kiểm tra ngẫu nhiên không có hệ thống.
D. Đánh giá dựa trên cảm nhận cá nhân.
Câu 5: Công nghệ cảm biến có vai trò gì trong tự động hóa sản xuất?
A. Thu thập và số hóa thông tin cần thiết về hệ thống sản xuất
B. Tạo ra sản phẩm mới mà không cần kiểm tra chất lượng
C. Thay thế hoàn toàn con người trong quá trình giám sát
D. Giúp công nhân sửa chữa máy móc một cách thủ công
Câu 6: Hãy cho biết vị trí số 1 có tên gọi là gì?
A. Phôi
B. Mặt phẳng trượt
C. Phoi
D. Dao
Câu 7: Bước đầu tiên của quy trình công nghệ gia công chi tiết là
A. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất
B. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
C. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết
D. Tính toán lượng dư gia công, chế độ cắt và tính thời gian
Câu 8: Phương pháp đóng gói thường gặp là gì? Chọn đáp án đúng nhất
A. Đóng gói bằng tay
B. Đóng gói bằng máy tự động
C. Đóng gói bằng robot công nghiệp
D. Đóng gói thủ công và đóng gói tự động
Câu 9: Dây chuyền sản xuất tự động cứng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Năng suất và ổn định cao
B. Chi phí đầu tư không quá cao
C. Dễ dàng thay đổi chương trình để gia công chế tạo các chi tiết cơ khí khác nhau
D. Thay đổi chương trình sản xuất cần thiết kế, chế tạo lại cơ cấu điều khiển, hiệu chỉnh lại các máy
Câu 10: Gia công thông minh dựa vào
A. Các hệ thống vật lí không gian mạng
B. Các hệ thống công nghệ không gian mạng
C. Các hệ thống điều khiển từ xa
D. Các hệ thống dữ liệu đã thu thập
Câu 11: Đâu là các bước cơ bản để lập quy trình công nghệ gia công một chi tiết đơn giản?
A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết – Lựa chọn phôi – Xác định thứ tự các nguyên công – Lựa chọn thiết bị dụng cụ gia công – Xác định chế độ cắt
B. Lựa chọn phôi – Nghiên cứu bản vẽ chi tiết – Xác định thứ tự các nguyên công – Lựa chọn thiết bị dụng cụ gia công – Xác định chế độ cắt
C. Xác định thứ tự các nguyên công – Lựa chọn phôi – Nghiên cứu bản vẽ chi tiết – Lựa chọn thiết bị dụng cụ gia công – Xác định chế độ cắt
D. Lựa chọn phôi – Xác định thứ tự các nguyên công – Nghiên cứu bản vẽ chi tiết – Lựa chọn thiết bị dụng cụ gia công – Xác định chế độ cắt
Câu 12: Chọn phát biểu sai
A. Một đối tượng có thể là sản phẩm của một quá trình sản xuất này nhưng nó có thể được coi là phôi hoặc bán thành phần trong một quá trình sản xuất khác
B. Tên gọi phôi và sản phẩm có tính chất tuyệt đối, một đối tượng đã là phôi thì không thể được gọi là sản phẩm.
C. Tên gọi phôi và sản phẩm có tính chất tương đối
D. Một đối tượng có thể vừa là phôi vừa là sản phẩm trong các quá trình sản xuất khác nhau
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dây chuyền sản xuất tự động là tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm
B. Ở khâu kiểm tra đầu vào, phôi được chuyển đến vị trí cần thiết để kiểm tra trước khi gá đặt lên máy gia công.
C. Ở khâu kiểm tra đầu vào, sau khi gia công, chi tiết được đưa tới vị trí kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu, chi tiết được xếp vào thùng thành phẩm. Nếu không đạt yêu cầu, chi tiết bị đưa vào thùng phế phẩm.
D. Do robot có thể tái lập trình được nên người ta thường sử dụng phương pháp lắp ráp theo lô sản phẩm, lập trình lại robot giữa các lô khác nhau
Câu 14: Hình vẽ sau mô tả bước gia công nào khi gia công chi tiết mặt bích?
A. Tiện (khỏa) mặt đầu
B. Tiện trụ 100 dài 20mm
C. Vát mép
D. Đảo đầu, tiện mặt đầu thứ hai cách bậc 20 mm
Câu 15: Dây chuyền sản xuất tự động mềm không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chi phí đầu tư không quá lớn
B. Độ ổn định thường không cao do các thiết bị thường chứa nhiều linh kiện điện tử
C. Độ linh hoạt cao
D. Năng suất cao
Câu 16: ............................................
............................................
............................................