Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Cơ khí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Những bề mặt nào có thể được gia công bằng phương pháp phay?
A. Mặt định hình, mặt phẳng, mặt ren
B. Mặt trụ, mặt cầu
C. Mặt xoắn ốc
D. Mặt tam giác
Câu 2: Thiết bị gia công chi tiết trục bậc thường dùng là gì?
A. Máy tiện vạn năng T616.
B. Máy phay CNC.
C. Máy khoan bàn.
D. Máy cắt dây EDM.
Câu 3: Robot công nghiệp có thể được sử dụng trong trường hợp nào sau đây?
A. Sản xuất các sản phẩm có kích thước nhỏ, yêu cầu độ tinh xảo cao.
B. Sản xuất có khối lượng lớn, các thao tác lặp đi lặp lại.
C. Dịch vụ tư vấn khách hàng.
D. Giáo dục và đào tạo trực tuyến.
Câu 4: Ví dụ nào sau đây thể hiện tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong tự động hóa?
A. Công nhân làm việc 24/7 không cần nghỉ ngơi
B. Robot rót kim loại nóng chảy vào khuôn thay cho con người
C. Nhà máy sử dụng hoàn toàn sức lao động tay nghề thấp
D. Doanh nghiệp sử dụng công nghệ AI để giảm chi phí lao động tay chân
Câu 5: Lợi ích của việc tập huấn an toàn lao động cho công nhân là gì?
A. Giúp công nhân làm việc lâu hơn không cần nghỉ ngơi
B. Giúp công nhân hiểu rõ quy trình, giảm thiểu tai nạn lao động
C. Giúp công nhân sử dụng máy móc tùy ý theo kinh nghiệm
D. Giúp công nhân không cần tuân thủ nội quy nhà xưởng
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Để cắt được vật liệu thì độ cứng của dao phải thấp hơn độ cứng của phôi
B. Để cắt được vật liệu thì độ cứng của dao phải cao hơn độ cứng của phôi
C. Mặt trước của dao là mặt tiếp xúc với phôi trong quá trình cắt
D. Tất cả đều sai
Câu 7: Bước thứ 3 của quy trình công nghệ gia công chi tiết là
A. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất
B. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
C. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết
D. Tính toán lượng dư gia công, chế độ cắt và tính thời gian
Câu 8: “Quá trình sử dụng các biện pháp kĩ thuật khác nhau để thay đổi cơ tính và chất lượng bề mặt của chi tiết” là bản chất của giai đoạn nào trong quá trình sản xuất cơ khí?
A. Gia công tạo hình sản phẩm
B. Xử lí và bảo vệ
C. Lắp ráp sản phẩm
D. Đóng gói sản phẩm
Câu 9: “Là thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm phục vụ tự động hóa các quá trình sản xuất” là khái niệm
A. Người máy công nghiệp
B. Dây chuyền tự động
C. Máy tự động
D. Đáp án khác
Câu 10: Hãy cho biết vị trí số 3 có tên gọi là gì?
A. Phôi
B. Mặt phẳng trượt
C. Phoi
D. Dao
Câu 11: Trong quá trình tiện bước 1,2, 3 khi gia công chi tiết mặt bích để tránh sai số do gá đặt khi gia công ta cần làm gì?
A. Giữ nguyên máy tiện
B. Giữ nguyên gá đặt
C. Kẹp chặt phôi
D. Giữ nguyên máy tiện, gá đặt đồng thời kẹp chặt phôi
Câu 12: Công nghệ chế tạo phôi gồm các phương pháp nào?
A. Đúc, rèn, đập, hàn,...
B. Tiện, phay, bào, khoan,...
C. Nhiệt luyện, mạ sơn, anod,...
D. Đúc, tiện, nhiệt luyện,...
Câu 13: Cam phẳng hoạt động dựa theo nguyên lý nào?
A. Hoạt động dựa theo chuyển động trong một mặt phẳng
B. Hoạt động dựa theo chuyển động trong các mặt song song nhau
C. Hoạt động dựa theo chuyển động trong các mặt phẳng không song song với nhau
D. Hoạt động dựa theo chuyển động trong một mặt phẳng hoặc các mặt song song nhau.
Câu 14: Cách chọn mũi khoan
A. Có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan
B. Có đường kính lớn hơn đường kính lỗ cần khoan
C. Có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ cần khoan
D. Đáp án khác
Câu 15: Quan sát bản vẽ chi tiết sau và trả lời câu hỏi
Để gia công chi tiết trên cần sử dụng phôi có đường kính bao nhiêu?
A. 10 mm
B. 15 mm
C. 20 mm
D. 25 mm
Câu 16: ............................................
............................................
............................................