Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 CÁNH DIỀU

PHẦN I: CƠ KHÍ CHẾ TẠO

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 1 Khái quát về cơ khí chế tạo
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 2 Quy trình chế tạo cơ khí

CHỦ ĐỀ 2. VẬT LIỆU CƠ KHÍ

  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 3 Khái quát về vật liệu cơ khí
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 4 Vật liệu thông dụng và vật liệu mới dùng trong cơ khí
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 1 và chủ đề 2

CHỦ ĐỀ 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 6 Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 7 Phương pháp gia công phoi
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 8 Quy trình gia công trên máy CNC
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 9 Khái quát chung về công nghệ in 3D
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 10 Một số công nghệ in 3D

CHỦ ĐỀ 4. SẢN XUẤT CƠ KHÍ

  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 11 Xu hướng và triển vọng phát triển công nghệ in 3D
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 12 Dãy chuyền sản xuất tự động sử dụng rô bốt công nghiệp
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 13 Cách mạng công nghiệp 4.0 với tự động hóa quá trình sản xuất
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 14 An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 4

PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHỦ ĐỀ 5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 15 Khái quát về cơ khí động lực
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 16 Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực

CHỦ ĐỀ 6. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 17 Khái quát về động cơ đốt trong
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 18 Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 19 Thân máy và các động cơ đốt trong
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 20 Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 21 Hệ thống nhiên liệu
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 22 Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động

CHỦ ĐỀ 7. Ô TÔ

  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 23 Khái quát về ô tô
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 24 Hệ thống truyền lực
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 25 Hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái
  • Giáo án Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 26 Trang bị điện ô tô

=> Xem nhiều hơn: Giáo án công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài:  HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG LÀM MÁT

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 20: HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG LÀM MÁT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được cấu tạo, giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
  • Mô tả được cấu tạo, giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực công nghệ

  • Mô tả được cấu tạo của hệ thống bôi trơn.
  • Giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
  • Mô tả được cấu tạo của hệ thống làm mát.
  • Giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 20: hình ảnh sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hình ảnh sơ đồ hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, hình ảnh hệ thống làm mát bằng không khí,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định nhu cầu tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát của động cơ đốt trong.
  3. b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
  4. c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:

Vì sao trên động cơ phải có hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.

- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.

Gợi ý trả lời:

+ Động cơ có nhiều chi tiết chuyển động tương đối với nhau tạo ra ma sát, vì vậy cần phải có hệ thống bôi trơn để làm giảm ma sát, giảm mài mòn các chi tiết máy.

+ Khi động cơ làm việc, các chi tiết máy nóng lên, hệ thống làm mát duy trì nhiệt độ các chi tiết máy trong phạm vi giới hạn cho phép để không gây hư hỏng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 20. Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn

  1. a) Mục tiêu: HS trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và nêu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn.

- GV kết luận về nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. HỆ THỐNG BÔI TRƠN

1. Nhiệm vụ

- Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát (bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết có chuyển động tương đối với nhau) để thực hiện bôi trơn làm giảm ma sát, mài mòn và tăng tuổi thọ của chi tiết máy.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về phân loại hệ thống bôi trơn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Động cơ đốt trong có các phương pháp bôi trơn nào?

- GV kết luận về phân loại hệ thống bôi trơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Phân loại

- Động cơ đốt trong có các phương pháp bôi trơn sau: 

+ Bôi trơn vùng té: Phương pháp bôi trơn này đơn giản, chủ yếu sử dụng trên động cơ cỡ nhỏ như xe máy, xuống máy, bơm nước....

+ Pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu: Phương pháp bôi trơn này được sử dụng ở động cơ xăng 2 kì dùng cacte nén khí. 

+ Bôi trơn cưỡng bức: Phương pháp bôi trơn này dùng bơm dầu đẩy dầu đến các bề mặt cần bôi trơn với áp suất nhất định.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về hệ thống bôi trơn cưỡng bức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức (hình 20.1) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi (SGK – tr91)

+ Quan sát hình 20.1, chỉ ra các bộ phận chính và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

- GV kết luận về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

a) Cấu tạo

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr91)

Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn: cacte dầu, bơm dầu, đường dẫn dầu, lọc dầu và các van.

 

b) Nguyên lí làm việc

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr91)

- Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn:

+ Dầu được bơm hút từ cacte qua phao hút đưa đến bầu lọc thô, tại đây dầu được lọc tương đối sạch và đưa đến đường dầu chính.

+ Từ đường dầu chính, dầu được đưa đi bôi trơn các bề mặt ma sát như trục khuỷu, trục cam,… Dầu sau khi bôi trơn các bề mặt ma sát rơi trở lại cate dầu.

+ Một phần dầu còn lại qua bầu lọc tinh, tại đây dầu lọc rất sạch và quay trở lại cacte.

 

*Kết luận

- Trên hệ thống, van 4, 6, 12 có nhiệm vụ sau:

+ Van (4): đảm bảo ổn định áp suất dầu của hệ thống.

+ Van (6): đảm bảo an toàn khi bầu lọc thô bị tắc, hỏng.

+ Van (12): đảm bảo làm mát dầu.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát

  1. a) Mục tiêu: HS trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và nêu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống làm mát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu nhiệm vụ của hệ thống làm mát.

- GV kết luận về nhiệm vụ của hệ thống làm mát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. HỆ THỐNG BÔI TRƠN

1. Nhiệm vụ

- Hệ thống làm mát giữ cho nhiệt độ các chi tiết của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi làm việc.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về phân loại hệ thống làm mát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Hệ thống làm mát được phân loại như thế nào?

- GV kết luận về phân loại hệ thống làm mát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Phân loại

Theo chất làm mát, hệ thống làm mát có thể phân loại như sau: 

- Làm mát bằng không khí. 

- Làm mát bằng chất lỏng. Đối với làm mát bằng chất lỏng lại được chia ra làm các loại sau: 

+ Làm mát kiểu bốc hơi, đây là phương pháp làm mát đơn giản thường sử dụng trên các động cơ cỡ nhỏ dùng trong nông nghiệp. 

+ Làm mát kiểu đối lưu tự nhiên, phương pháp này được sử dụng ở một số động cơ tĩnh tại. 

+ Làm mát kiểu tuần hoàn cưỡng bức, phương pháp này được sử dụng phổ biến trên động cơ đốt trong.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức (hình 20.2) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi (SGK – tr92)

+ Quan sát hình 20.2, chỉ ra các bộ phận chính và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.

- GV kết luận về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức

a) Cấu tạo chung

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr92)

Các bộ phận chính của hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức gồm: bơm nước, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt và các đường ống nước.

b) Nguyên lí làm việc

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr92)

Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức:

- Bơm nước hút nước từ két qua đường nước vào làm mát đến các áo nước trong thân máy làm mát xilanh động cơ.

- Sau khi làm mát xilanh, nước đi lên làm mát nắp máy rồi theo đường nước ra khỏi động cơ đến van hằng nhiệt.

- Tại van hằng nhiệt xảy ra hai trường hợp:

+ Nếu nhiệt độ nước làm mát nhỏ hơn giá trị giới hạn (khi động cơ mới làm việc), van hằng nhiệt mở theo lối tắt để nước quay về bơm tiếp tục đi làm mát động cơ. Như vậy, nhiệt độ nước làm mát tăng nhanh và động cơ nhanh chóng đạt đến nhiệt độ làm việc, giảm thời gian chạy ấm máy.

+ Nếu nhiệt độ nước làm mát cao vượt quá giá trị giới hạn, van hằng nhiệt mở thông về két nước. Nước về két được làm mát nhanh nhờ giàn ống của két nước và quạt gió. Sau khi được làm mát, nước lại tiếp tục đi vào làm mát động cơ.

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu hệ thống làm mát bằng không khí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh hệ thống làm mát bằng không khí (hình 20.3) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi (SGK – tr93)

+ Quan sát hình 20.3, chỉ ra các bộ phận chính và nguyên lí làm việc của động cơ làm mát bằng không khí.

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ động cơ làm mát bằng không khí có quạt gió (hình 20.4) cho HS quan sát và giới thiệu về đối với động cơ tĩnh tại, động cơ xi lanh thường được trang bị quạt gió và các bản hướng gió.

- GV kết luận về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

4. Hệ thống làm mát bằng không khí

a) Cấu tạo

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr93)

Hệ thống làm mát bằng không khí có cấu tạo đơn giản gồm các cánh tản nhiệt được đúc liền với thân máy.

b) Nguyên lí làm việc

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr93)

Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết cần làm mát được truyền đến các cánh tản nhiệt và tản ra ngoài không khí.

=> Xem nhiều hơn: 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint bài: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Hãy kể tên một vài thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 mà em đang được sử dụng.

Smartphone (điện thoại thông minh), ngôi nhà thông minh, Internet, mua sắm trực tuyến, học tập và họp trực tuyến, gọi xe và giao hàng trực tuyến,…

BÀI 13: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

NỘI DUNG BÀI HỌC

01 Cách mạng công nghiệp 4.0

02 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trong tự động hóa quá trình sản xuất

  1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Video tìm hiểu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Dựa vào video vừa theo dõi kết hợp với thông tin SGK, em hãy cho biết:

  • Những đặc trưng nào của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy tự động hóa quá trình sản xuất?

Những đặc trưng nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0

Công nghệ cảm biến mới + Internet vạn vật (Internet of Things – IoT)

Phân tích dữ liệu (Big Data)

Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Những đặc trưng nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0

Hình 13.1. Mô hình nhà máy thông minh

Ví dụ trong lĩnh vực nhà thông minh:

Các đồ dùng trong nhà được kết nối internet để thu thập thông tin người sử dụng. Các dữ liệu này được thu thập, lưu trữ sau đó phân tích và học thói quen để dự đoán trong những tình huống sau này.

Một số công nghệ quan trọng khác trong CMCN lần thứ 4

Điện toán đám mây

Công nghệ mô phỏng

Một số công nghệ quan trọng khác trong CMCN lần thứ 4

Thực tế tăng cường

Robot tự quyết

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

Video tác động của công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực sản xuất

  1. Nâng cao tính linh hoạt của quá trình sản xuất

 Tinh linh hoạt của quá trình sản xuất là mức độ và khả năng thích ứng với việc chế tạo nhiều loại sản phẩm khác nhau.

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều

Từ khóa: giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều, tải giáo án Công nghệ cơ khí 11 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 Công nghệ cơ khí 11 CD, tải giáo án word và điện tử Công nghệ cơ khí 11 kì 2 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay