Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 11 (cơ khí) Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
BÀI 11. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ
Câu 1: Cho thông tin sau:
““Để tạo ra một sản phẩm gia công cơ khí chính xác hoàn chỉnh phải trải qua 3 công đoạn: tạo phôi → làm sạch, sửa chữa → gia công cắt gọt kim loại”.
a) Các công đoạn trong quá trình sản xuất cơ khí có thể được thực hiện ở các nhà máy, phân xưởng khác nhau.
b) Quá trình sản xuất cơ khí luôn giống nhau, không phụ thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm.
c) Quá trình sản xuất cơ khí chỉ bao gồm một bước duy nhất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
d) Quá trình sản xuất cơ khí nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Đáp án:
- A, D đúng
- C, B sai
Câu 2: Trong tiết học về phương pháp chế tạo phôi, các bạn học sinh có các ý kiến như sau:
a) Phôi có thể là sản phẩm của một quá trình nhưng lại là nguyên liệu đầu vào cho một quá trình sản xuất khác
b) Kiểm tra phôi không chỉ gồm kiểm tra ngoại quan mà còn có kiểm tra chất lượng bên trong như rỗ khí, ứng suất dư,...
c) Các phương pháp chế tạo phôi phổ biến bao gồm đúc, gia công áp lực và hàn.
d) Phôi cần đảm bảo các yêu cầu về vật liệu, hình dáng hình học và cơ tính để phục vụ các bước tiếp theo.
Câu 3: Cho thông tin sau:
“Xử lý cơ tính và bề mặt không chỉ giúp đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xử lý cơ tính và bảo vệ bề mặt là quy trình thiết yếu nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho các chi tiết cơ khí.”
a) Quá trình xử lý cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết chỉ bao gồm các phương pháp xử lý nhiệt.
b) Yêu cầu của quá trình xử lý là đảm bảo cơ tính và chất lượng bề mặt của chi tiết cơ khí.
c) Các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm sau xử lý bao gồm đo độ cứng và đo độ nhám bề mặt.
d) Xử lý bảo vệ bề mặt chi tiết chỉ có thể thực hiện bằng phương pháp hóa học.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí