Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 7 cánh diều Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400)
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400) sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN (1226 - 1400)
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về về tình hình chính trị thời Trần:
a) Chế độ Thái Thượng hoàng giúp củng cố quyền lực của vua Trần.
b) Tăng cường quản lý chặt chẽ các địa phương miền núi và biên viễn.
c) Không có các quy định pháp luật cụ thể được ban hành.
d) Triều đình áp dụng chính sách "ngụ binh ư nông" để bảo vệ đất nước.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các tầng lớp xã hội thời Trần
a) Tầng lớp nông nô làm việc trong các điền trang hoặc phục dịch quý tộc.
b) Nhân dân chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công.
c) Quý tộc nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.
d) Công nhân là tầng lớp đông đảo nhất.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi phản ánh đúng hoàn cảnh thành lập của nhà Trần:
a) Nhà Lý suy yếu, phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối.
b) Họ Trần đánh thắng quân nhà Lương xâm lược nước ta.
c) Dân chúng cực khổ; tình trạng lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra.
d) Đất nước thái bình, thịnh trị; đời sống nhân dân ổn định, phát triển.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về văn học thời Trần:
a) Văn học chữ Nôm thời Trần đạt được những bước phát triển lớn.
b) Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) là nhà thơ tiêu biểu viết bằng chữ Hán.
c) Văn học chữ Nôm góp phần khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc.
d) Thơ văn thời Trần chỉ tập trung ca ngợi vua.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về khoa học - kỹ thuật thời Trần:
a) Đại Việt sử ký là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam.
b) Binh thư yếu lược do Chu Văn An biên soạn.
c) Tuệ Tĩnh nổi tiếng với nghiên cứu về cây thuốc Nam.
d) Việt sử lược là tác phẩm do Lê Văn Hưu biên soạn.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung không phải là chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần:
a) Thủy lợi chưa được tạo điều kiện để phát triển
b) Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê sản xuất.
c) Cấm giết mổ, trộm cắp trâu bò để bảo vệ sức kéo.
d) Nghiêm cấm nhân dân khai khẩn đất hoang.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về chính sách nông nghiệp thời Trần:
a) Nhà Trần tích cực khai hoang để mở rộng diện tích canh tác.
b) Hạn chế các công trình thủy lợi để tập trung phát triển công nghiệp.
c) Giảm các loại thuế nặng cho nông dân, bao gồm thuế thân và thuế ruộng.
d) Các quý tộc không được phép khai hoang lập điền trang.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần:
a) Các xưởng thủ công nhà nước sản xuất vũ khí và tiền tệ.
b) Các làng nghề truyền thống dần bị suy giảm dưới thời Trần.
c) Vân Đồn là trung tâm thương mại sầm uất.
d) Không có sự giao lưu thương mại với các nước láng giềng.
Đáp án:
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tôn giáo thời Trần:
a) Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Trần Nhân Tông sáng lập.
b) Nho giáo hoàn toàn bị loại bỏ trong thời kỳ này.
c) Đạo giáo được coi trọng cùng với Phật giáo.
d) Phật giáo chỉ được quý tộc ủng hộ, không phổ biến trong nhân dân.
Đáp án:
Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung phản ánh không đúng văn học thời Trần:
a) Văn học chữ Nôm thời Trần đạt được những bước phát triển lớn.
b) Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) là nhà thơ tiêu biểu viết bằng chữ Hán.
c) Văn học chữ Nôm góp phần khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc.
d) Thơ văn thời Trần chỉ tập trung ca ngợi vua.
Đáp án: