Trắc nghiệm đúng sai Sinh học 12 chân trời Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Sinh học 12 Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
BÀI 12: THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH
Câu 1: Phương pháp lai hữu tính là quá trình tạo ra một sinh vật mới bằng cách kết hợp vật chất di truyền từ hai sinh vật. Những nhận định sau đây về lai hữu tính là Đúng hay Sai?
a. Phép lai hữu tính chỉ được sử dụng khi muốn tạo ưu thế lai trong công tác chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi.
b. Lai hữu tính cho phép tạo ra số lượng rất lớn các biến dị tổ hợp, là nguyên liệu cho chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi.
c. Ở Việt Nam, một số giống lúa là thành tựu nổi bật của công tác chọn tạo giống bằng lai hữu tính như giống lúa Đài thơm 8, ST25.
d. Trong thực tiễn chọn, tạo giống vật nuôi, lai xa thường được sử dụng để tạo ra thương phẩm (con lai được sử dụng để sản xuất nhưng không dùng làm giống).
Đáp án:
- B, C, D đúng
- A sai
Câu 2: Lai hữu tính là phương pháp cho giao phấn những cá thể thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống hoặc các giống khác nhau nhằm phát huy ưu thế lai cho đời con, nhờ đó nâng cao năng suất và sức sống của cây trồng. Tuỳ theo mục đích của công tác chọn giống mà có thể áp dụng các phương pháp lai khác nhau để tạo ra các giống cây trồng mong muốn. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai khi nói về phương pháp lai hữu tính?
a. Lai hữu tính là cách thức con người chủ động tạo ra các biến dị bằng cách cho các giống khác nhau lai với nhau.
b. Cơ sở di truyền học của phương pháp lai hữu tính là sự tổ hợp vật chất di truyền của các giống cây trồng khác nhau.
c. Giống lúa ST25 và MV2, giống ngô TM181, sầu riêng monthong đều được tạo ra nhờ phương pháp lai hữu tính.
Câu 3: Dòng thuần chủng: là dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. Ở dòng thuần chủng, tất cả các gen đều ở trạng thái đồng hợp. Khi nói về dòng thuần chủng, các nhận định sau là đúng hay sai?
a. Có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ và giao phối cận huyết.
b. Cùng một dòng thuần sẽ biểu hiện thành các kiểu hình giống nhau trong các môi trường khác nhau.
c. Trong trường hợp quần thể có n gene, mỗi gene gồm hai alen khác nhau nằm trên một nhiễm sắc thể phân li độc lập thì số dòng thuần có thể có trong quần thể là 2n.
d. Được tạo ra nhanh nhất bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính