Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Giáo án Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính sách Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12: THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi.

  • Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tự tìm hiểu về thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung kiến thức theo yêu cầu.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính vào đời sống.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học: Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn (tạo và chọn giống, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt,...).

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học, chuẩn bị nội dung bài mới.

  • Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.

  • Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Hình minh họa 12.1 - 12.8/ hình ảnh về một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi và cây trồng bằng các phương pháp lai hữu tính trong đời sống.

  • Một số tài liệu về thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi và cây trồng bằng các phương pháp lai hữu tính tại Việt Nam: https://tapchi.vaas.vn/sites/tapchi.vaas.vn/files/tapchi/2022-08/tc1-2022.pdfhttps://www.vista.gov.vn/vi/news/ket-qua-nghien-cuu-trien-khai/lam-chu-cong-nghe-chon-tao-va-nang-cao-nang-luc-san-xuat-giong-lua-co-cac-dac-tinh-noi-troi-va-gia-tri-kinh-te-cao-gop-phan-dam-bao-su-tu-chu-cua-vien-lua-dong-bang-song-cuu-long-6261.html 

  • Một số video về tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Nghiên cứu trước nội dung bài học theo đường link GV giao từ tiết học trước qua các kênh mạng xã hội (zalo, facebook,...). ; tìm hiểu về các thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng ở địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập, có tâm hứng mong muốn, sẵn sàng khám phá kiến thức mới về thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính.

b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát video: “Lai tạo giống cây đậu nành”, và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

  1. Cây đậu nành trong đoạn video trên được tạo ra bằng phương pháp nào?

  2. Theo em, việc tạo giống cây đậu nành bằng phương pháp đó có ý nghĩa như thế nào đối với con người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng để nhận xét và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi:

  1. Cây đậu nành đó được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính.

  2. Ý nghĩa: tăng năng suất, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường,...

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Lai hữu tính là quá trình tạo ra một cá thể mới kết hợp được vật chất di truyền từ hai các thể thông qua sinh sản hữu tính. Đây là nguyên liệu cho chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi. Lai hữu tính là phương pháp cơ bản được áp dụng trong chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi. Một số phép lai cơ bản thường được sử dụng như giao phối gần (tự thụ phấn, giao phối cận huyết) nhằm tạo dòng thuần; lai thuận nghịch, lai xa,... hướng tới mục tiêu tạo ưu thế lai. Vậy hiện nay, ngoài cây đậu nành, còn có những vật nuôi, cây trồng nào được tạo ra bằng các phương pháp lai hữu tính được áp dụng trong đời sống, sản xuất? Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó, chúng ta cùng vào - Bài 12. Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

a. Mục tiêu: Nêu khái quát chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính.

b. Nội dung: GV dẫn dắt, giao nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK trang 80 và tìm hiểu về Khái niệm, quy trình chọn giống và tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính.

c. Sản phẩm học tập: Khái quát chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về chọn giống

- GV giới thiệu một số ví dụ về chọn giống ở một số cây trồng hiện nay:

(Tham khảo thêm: https://kenh14.vn/to-tien-cua-cac-loai-rau-qua-ma-ta-van-an-ngay-nay-trong-nhu-the-nao-20171123012209531.chn) 

- GV yêu cầu HS quan sát, phân tích và từ đó rút ra khái niệm và quy trình về chọn giống.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tạo giống

- GV giới thiệu: Trước những năm 70 của thế kỉ XX, đàn lợn ở Việt Nam chủ yếu là các giống lợn móng cái, lợn Ỉ, lợn cỏ, lợn mán, lợn táp ná, lợn vân pa,... với cân nặng tối đa khoảng 30 đến 70 kg tùy giống. Ngày nay, ở Việt Nam đã có nhiều giống lợn với cân nặng đến 300 kg như lợn đại bạch, cân nặng 200 kg như lợn ba xuyên,...

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr.80, kết hợp kiến thức hiểu biết và cho biết: Những giống lợn cho năng suất cao đó được tạo ra bằng phương pháp nào? 

- Dựa trên câu trả lời của HS, GV yêu cầu nêu khái quát quy trình tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát ví dụ và hình ảnh, kết hợp đọc thông tin mục I SGK tr.80 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát; gợi ý, định hướng HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV sử dụng https://wheelofnames.com/ để lựa chọn HS trả lời câu hỏi.

- HS khác lắng nghe, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm.

-  GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

- GV kết luận: Ứng dụng các biến dị di truyền có sẵn trong tự nhiên hoặc chủ động lai tạo giữa các giống vật nuôi, cây trồng khác nhau, con người đã chọn, tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của mình.

- GV dựa vào kết luận, dẫn dắt HS sang hoạt động tiếp theo.

I. KHÁI QUÁT CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH

- Chọn giống: con người chọn lọc những biến dị tổ hợp hoặc những đột biến phát sinh tự nhiên phù hợp với mục tiêu của con người.

- Quy trình chọn giống:

(1) Lựa chọn những cá thể mang biến dị có đặc tính quý;

(2) Đánh giá chất lượng của giống qua các thế hệ;

(3) Đưa giống tốt vào nuôi, trồng đại trà.

- Tạo giống: con người chủ động tạo ra các biến dị bằng cách cho các giống khác nhau lai với nhau.

- Quy trình tạo giống:

(1) Thu thập các giống có đặc tính quý;

(2) Tạo các dòng thuần chủng từ các giống thu thập được;

(3) Lai các cặp bố mẹ thuộc các dòng thuần chủng khác nhau để tạo cá thể lai;

(4) Lựa chọn cá thể lai có ưu thế lai nhất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi

a. Mục tiêu: Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 12.1 - 12.4 SGK tr.80 - 82 tìm hiểu về Thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi bằng phương pháp lai hữu tính.

c. Sản phẩm học tập: Thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu các phương pháp chọn, tạo giống vật nuôi:

+ Chọn giống từ nguồn biến dị tự nhiên;

+ Con lai sinh ra trong phép lai giữa các cá thể khác giống trong nước;

+ Con lai sinh ra trong phép lai giữa giống trong nước với giống nhập nội;

+ Nhập nội và nhân nuôi giống năng suất cao.

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong SGK.

- GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với các phương pháp chọn, tạo giống vật nuôi, yêu cầu mỗi nhóm HS giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm mình và trình bày ra giấy A0 theo mẫu, sau đó dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK:

1. Nêu một số thành tựu chọn giống vật nuôi từ nguồn biến dị tổ hợp trong các phép lai giữa các cá thể cùng một giống mà em biết. Hãy trình bày những thuận lợi của phương pháp chọn tạo giống này.

2. Hãy nêu một số giống vật nuôi là thành tựu của quá trình chọn, tạo giống từ những phép lai giữa các cá thể khác giống trong nước. Trình bày ưu điểm nổi bật của những giống đó. 

3. Vì sao con lai sinh ra trong phép lai giữa giống trong nước với  giống nhập nội thường có năng suất vượt trội và mang lại hiệu quả cao? Hãy lấy một số ví dụ chứng minh.

4. Hãy nêu những lợi ích và hạn chế của việc nhân, nuôi các giống nhập nội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục II, kết hợp quan sát Hình 12.1 - 12.4 SGK tr.80 - 82, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát; định hướng HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho cả lớp đi xem “triển lãm”. HS có thể ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Cả nhóm tập hợp các ý kiến đóng góp và hoàn thiện sản phẩm của mình.

- HS xung phong trả lời câu hỏi SGK:

Hướng dẫn trả lời câu 1 SGK tr.81:

+ Thuận lợi: Các con lai được sinh ra cùng một giống, từ nguồn biến dị tổ hợp có trong tự nhiên, do đó không đòi hỏi kĩ thuật lai tạo.

+ Khó khăn: Với những con sinh ra cùng một giống thường ít có những biến dị đột phá so với giống ban đầu. Để phát hiện các biến dị quý, đồng thời gìn giữ và phát huy các đặc tính quý của con lai thì đòi hỏi những nhà chọn giống phải kiên trì trong thời gian dài.

Hướng dẫn trả lời câu 3 SGK tr.81: Con lai sinh ra trong phép lai giữa giống trong nước với giống nhập nội thường có năng suất vượt trội và mang lại hiệu quả cao do cá thể lai có năng suất, chất lượng tương đương giống nhập nội và thích nghi với khí hậu, điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời câu 4 SGK tr.82: 

+ Lợi ích của việc nhân, nuôi các giống nhập nội góp phần nâng cao năng suất vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi ở Việt Nam. Trên cơ sở nền giống ngoại, ngành chăn nuôi nội địa cũng đã lai tạo được một số nguồn giống tốt phục vụ chăn nuôi và thuần dưỡng. Đây là nguồn gên chuẩn để làm cơ sở nhân giống, cải tiến năng suất, chất lượng của đàn giống hiện có trong nước.

+ Hạn chế của việc nhân, nuôi các giống nhập nội cho thấy việc nhập khẩu và sử dụng các giống ngoại ồ ạt, thiếu sự kiểm soát gây ra hậu quả cho công tác bảo tồn và khai thác các giống vật nuôi trong nước và mang lại nhiều rủi ro cho ngành chăn nuôi do nhiễm các bệnh dịch mới.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm; đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV kết luận: Ở Việt Nam có nhiều giống vật nuôi thuần được chọn lọc và duy trì, ngoài ra còn có nhiều con lai giữa các giống trong nước, giữa các giống trong nước và giống nhập nội hoặc con lai nhập nội mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG VẬT NUÔI

1. Chọn giống từ nguồn biến dị tự nhiên

- Con người chọn lọc những biến dị tổ hợp tốt, phù hợp với mục tiêu của con người trong sso các biến dị tổ hợp sinh ra từ phép lai giữa các cá thể cùng một giống.

Ví dụ: 

+ Gà Đông Tảo có nguồn gốc ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

+ Gà H’Mông (gà Mông) có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, là giống quý hiếm được chọn lọc và phát huy các đặc tính quý hiếm như: thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon và thơm ngon bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay.

+ Vịt cổ lũng (vịt quốc thành) là giống vịt nhà bản địa có xuất xứ ở địa bàn xã Cổ Lũng huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Vịt cổ lũng là giống vịt quý hiếm được chọn lọc và phát huy các đặc tính quý hiếm như thịt nhiều nạc, thơm ngon.

2. Con lai sinh ra trong phép lai giữa các cá thể khác giống trong nước

- Dựa vào nguồn gene sẵn có trong nước để tạo ra con lai mang đặc tính quý của hai giống bố, mẹ ban đầu.

Ví dụ: 

+ Lợn rừng lai (con lai giữa lợn móng cái và lợn rừng) có đặc điểm tương đối giống lợn rừng, khả năng thích nghi khí hậu, chịu kham khổ và chống chọi với dịch bệnh hơn hẳn một số giống lợn lai ngoại đang nuôi tại địa phương.

+ Bò tót lai (con lai giữa bò nhà và bò rừng) F1 vượt trội về thể trạng và có các đặc điểm về màu lông, sừng,... rất giống “bố”.

+ Lợn mán là giống lợn nhỏ con được lai giữa lợn nhà và lợn rừng xuất phát từ miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Đặc trưng của lợn mán là da dày, đen, nhiều nạc, lớp mỡ mỏng, lợn có trọng lượng 10 - 15 kg/con. Mặc dù nhỏ con nhưng chúng có chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc và được ưa chuộng do nguồn gốc cũng như phương thức nuôi thả vườn. 

3. Con lai sinh ra trong phép lai giữa giống trong nước với giống nhập nội

- Tạo con lai F1 giữa giống thuần chủng trong nước với giống nhập nội đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ví dụ:

+ Lợn lai kinh tế năng suất cao, tăng trọng nhanh, phù hợp với khí hậu và điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam.

Hình 12.4a. Phép lai giống trong nước với giống nhập nội

+ Bò lai Sind thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam; sản lượng sữa và thịt khá cao; mắn đẻ, hiền lành và nuôi bê con giỏi.

 Hình 12.4b. Phép lai giống trong nước với giống nhập nội

+ Cá chép VHI có sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt, tốc độ tăng trọng nhanh; đẻ sớm và trứng ít dính.

+ Lợn ba xuyên (con lai giữa lợn berkshire với lợn địa phương là lợn bồ xụ ở Sóc Trắng), có khả năng cho thịt khá, thích hợp với vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long.

+ Gà rhode-ri (con lai giữa gà rhode island kiêm dụng trứng thịt với gà ri), có trọng lượng 2 - 2,5 kg, sản lượng trứng (150 - 170 trứng/năm), tốt hơn gà ri. Gà thích hợp nuôi với phương thức nửa nhốt, nửa thả, giống gà ri. Phẩm chất thịt thơm ngon giống gà ri.

4. Nhập nội và nhân nuôi giống năng suất cao

- Việt Nam cũng đã nhập và nhân nuôi thành công nhiều giống vật nuôi F1.

Ví dụ: nhập giống bò BBB có nguồn gốc từ Bỉ,...

Hoạt động 3: Tìm hiểu thành tựu chọn, tạo giống cây trồng

a. Mục tiêu: Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục mục III, quan sát Hình 12.5 - 12.8 tìm hiểu về Thành tựu chọn, tạo giống cây trồng bằng phương pháp lai hữu tính.

c. Sản phẩm học tập: Thành tựu chọn, tạo giống cây trồng.

d. Tổ chức hoạt động:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: DI TRUYỀN PHAN TỬ VÀ DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG...

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: DI TRUYỀN QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN 

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 8: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI...

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: DI TRUYỀN PHAN TỬ VÀ DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG...

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: DI TRUYỀN QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 8: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI...

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay