Trắc nghiệm đúng sai Toán 7 chân trời Bài 1: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án toán 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG
Câu 1. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH, biết cạnh AB = 5 cm, BC = 4 cm, AE = 3 cm.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) CD = HG = EF = AB = 3 cm.
b) Các đường chéo của hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH là AG, DF, EC, BHC.
c) AD = HE = GF = BC = 4 cm.
d) Các góc đỉnh C là: Góc BCD, góc DCG, góc CDH.
Đáp án:
- B, C đúng
- A, D sai
Câu 2. Cho hình lập phương ABCD.MNPQ. Biết BC = 4 cm.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) AM = 4 cm.
b) Đường chéo của hình lập phương xuất phát từ đỉnh P là PQ, xuất phát từ đỉnh Q là QA.
c) Các góc đỉnh B là: góc ABN, góc NBC và góc QPN.
d) Các mặt của hình lập phương trên là: mặt ABCD, mặt ABNM, mặt BCPN, mặt CDQP, mặt DAQM, mặt MNPQ.
Câu 3. Quan sát hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ ở hình sau:
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Các mặt ABCD, A’B’C’D’, AA’B’B, BB’C’C, CC’D’D, DD’A’A đều là hình vuông.
b) Các cạnh AA’, BB’, CC’, DD’ bằng nhau; các cạnh AB, BC, CD, DA, A’B, B’C’, C’D’, D’A’ không bằng nhau.
c) Diện tích các mặt ABCD, A’B’C’D’, AA’B’B, BB’C’C, CC’D’D, DD’A’A bằng nhau.
d) A’B’, B’D, C’A, D’B là các đường chéo của hình lập phương ABCD.A’B’C’D’.
Câu 4. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNHQ có độ dài NB= = 3 cm, BC = 4 cm, MN = 6 cm.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Các mặt ABCD, ABNM, AMQD, CHQD, BCHN, HNMQ là các hình vuông.
b) NB = AM = DQ = CH = 3 cm.
c) AD = MQ = NH = 4 cm.
d) AB = CD = BC = 6 cm.
Câu 5. Cho hình hộp chữ nhật sau, biết mỗi hình nhỏ là một hình lập phương có cạnh là một đơn vị độ dài.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Hình hộp chữ nhật trên được tạo bởi 8 hình lập phương.
b) Độ dài của AB là 4 đơn vị độ dài.
c) Độ dài của NB lớn hơn độ dài của NP.
d) Độ dài của AB gấp 4 lần độ dài của BC.
Câu 6. Cho hình lập phương sau, biết mỗi hình nhỏ là một hình lập phương có cạnh là 1 đơn vị độ dài:
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Cạnh của hình lập phương lớn là 4 đơn vị độ dài.
b) Hình lập phương lớn được tạo bởi 48 hình lập phương nhỏ có độ dài cạnh là 1 đơn vị độ dài.
c) Nếu cắt đôi hình lập phương thành hai phần bằng nhau theo chiều ngang thì hình lập phương trên tạo thành hai hình lập phương nhỏ.
d) Phần mặt hình vuông được tô màu có tất cả 30 hình vuông.
Câu 7. Cho hình sau, biết hình này được ghép bởi những hình lập phương nhỏ có độ dài cạnh là 1 đơn vị độ dài.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Hình trên được tạo bởi 40 hình lập phương nhỏ.
b) Độ dài cạnh a bằng độ dài cạnh c.
c) Độ dài cạnh b là 4 đơn vị độ dài.
d) Trong 3 độ dài a, b, c thì b là lớn nhất.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án toán 7 chân trời bài 1: Hình hộp chữ nhật- Hình lập phương (2 tiết)