Trắc nghiệm đúng sai Vật lí 11 kết nối Bài 18: Điện trường đều
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Vật lí 11 Bài 18: Điện trường đều sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
BÀI 18. ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU
Câu 1: Một electron bắt đầu bay vào điện trường đều E = 810 V/m với vận tốc ban đầu V0 = 3,2.106 m/s cùng chiều đường sức của E. Biết e = -1,6.10-19; m = 9,1.10-31 kg.
a) Gia tốc của electron trong điện trường đều là -1,42.1014 m/s2.
b) Gia tốc của electron trong điện trường đều chuyển động nhanh dần với gia tốc -1,6.1014 m/s2.
c) Quãng đường mà electron đi được cho đến khi dừng lại là 0,036 m.
d) Sau khi dừng lại electron vẫn chịu tác dụng của lực điện trường nên sẽ chuyển động chậm dần đều về vị trí lúc đầu xuất phát, sau đó bắt đầu chuyển động thẳng đều với vận tốc đầu.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Một Một electron bay không vận tốc từ bản âm sang bản dương của hai kim loại phẳng đặt song song cách nhau d = 5cm. Biết điện trường giữa hai bản kim loại là đều và có độ lớn E = 6,5.105 V/m.
a) Gia tốc của vật có giá trị là 1,143.1017 m/s2.
b) Thời gian để electron bay từ bản này sang bản kia là 9,35.10-10 s.
c) Vận tốc của vật khi chạm bản dương là 3,26.107 m/s.
d) Nếu vận tốc của vật là 4.108 m/s thì d có giá trị là 0,2 s.
Đáp án:
Câu 3: Một electron bay với vận tốc ban đầu vào trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo hướng song song, cách đều hai bản.
a) Lực điện trường tác dụng lên electron cùng phương, ngược chiều với vận tốc nếu vận tốc ban đầu cùng chiều với điện trường.
b) Electron chuyển động chậm dần đều theo phương song song với hai bản kim loại.
c) Electron chuyển động nhan dần về bản tích điện dương theo quỹ đạo thẳng vuông góc với hai bản kim loại.
d) Electron chuyển động theo quỹ đạo cong về phía bản kim loại tích điện dương.
Đáp án:
Câu 4: Cho hai bản kim loại A và B đặt song song cách điện với nhau. Nếu nối A với cực dương của nguồn, bản B với cực âm của nguồn thì:
a) Bản A tích điện dương, bản B tích điện âm.
b) Electron từ nguồn sẽ di chuyển vào bản B.
c) Electron từ bản A chuyển động về cực âm.
d) Điện tích dương từ nguồn sẽ di chuyển vào bản A.
Đáp án:
Câu 5: Tính chất nào sau đây là đúng/sai khi nói về tính chất đường sức của điện trường?
a) Điện trường của một điện tích điểm có đường sức từ điện tích ra xa vô cùng.
b) Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có một và chỉ một đường sức.
c) Nếu đường sức dày đặc thì cường độ điện trường tại đó mạnh.
d) Nếu có hai điện tích điểm dương và âm, đường sức là những đường thẳng từ dương về âm.
Đáp án:
Câu 6: Trong một ống chân không có 2 điện cực anốt và catốt cách nhau d = 10cm tạo ra một điện trường đều có cường độ E = 104 V/m, electron rời catot không vận tốc ban đầu. Khi đến anot, tất cả động năng của electron biến thành nhiệt. Biết trong 1 phút số electron đến anot là 6.1018 electron.
a) Gia tốc chuyển động của electron trong điện trường là 1,76.1015 m/s2.
b) Năng lượng 1 electron mang đến anot là 1,6.10-16 J.
c) Nhiệt lượng anot nhận được trong 1 giây là 160 J/.
d) Vận tốc của mỗi electron khi tới anot là 1,9.107 m/s.
Đáp án:
Câu 7: Một electron có động năng Wđ = 11,375eV bắt đầu bay vào điện trường đều nằm giữa hai bản kim loại đặt song song theo phương vuông góc với đường sức và cách đều hai bản. Biết 1eV = 1,6.10-19J. Cho hiệu điện tích 50V, d = 10cm.
a) Vận tốc ban đầu của electron vào điện trường là 2.106 m/s.
b) Thời gian đi hết chiều dài 5 cm của bản là 2,5.10-8 s.
c) Gia tốc của electron khi bay vào trong điện trường của hai bản tụ là 7,89.1013 m/s2.
d) Hiệu điện thế giữa hai điểm ứng với độ dịch 2,75 cm là 14 V.
Đáp án:
=> Giáo án Vật lí 11 kết nối Bài 18: Điện trường đều