Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo Bài 23: nội dung cơ bản của hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam năm 2013 về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: nội dung cơ bản của hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam năm 2013 về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 9: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 23: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2013 VỀ KINH TẾ, VĂN HOÁ, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Nhà nước giữ vai trò gì trong nền kinh tế thị trường?
A. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. Huy động nguồn lực kinh tế trong nhân dân.
C. Trực tiếp dẫn dắt nền kinh tế.
D. Điều tiết, định hướng
Câu 2: Nền văn hoá Việt Nam hiện nay nước ta đang xây dựng là nền văn hoá như thế nào?
A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
B. Có nội dung xã hội chủ nghĩa.
C. Mang bản chất của giai cấp nông dân.
D. Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 3: Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì?
A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 4: Khoa học và công nghệ có vai trò:
A. Then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
B. Phổ biến các giá trị của quốc gia.
C. Giữ gìn truyền thống của dân tộc
D. Chủ động tìm kiếm thị trường.
Câu 5: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
A. Chính phủ.
B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
C. Các cơ quan chức năng.
D. Nhà nước và mọi công dân.
Câu 6: Các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại những chương nào trong Hiến pháp năm 2013?
A. Chỉ trong chương III.
B. Chương I, II và III.
C. Chương IV, V, VI
D. Các chương từ chương III đến chương IX, mỗi nội dung một chương.
Câu 7: Để góp phần thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục, chúng ta cần:
A. Tin tưởng và thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật về giáo dục và đào tạo
B. Không ngừng nâng cao trình độ học vấn và trang bị tri thức vững vàng
C. Có phương pháp học tập chủ động, tích cực, xây dựng ý thức tự học, ...
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Theo Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế như thế nào?
A. Nền kinh tế theo mô hình tư bản chủ nghĩa nhưng có sự chỉnh sửa, hướng tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
B. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
C. Nền kinh tế tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiều thành phần sở hữu, hướng tới mục tiêu dân giàu, xã hội hiện đại.
D. Cả B và C.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về nội dung kinh tế được quy định tại Hiến pháp năm 2013?
A. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, ngoài trừ thành phần kinh tế nhà nước được hưởng những đặc quyền nhất định thì tất cả các thành phần khác đều bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
B. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.
C. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lí theo pháp luật.
D. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lí và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Câu 3: Đâu không phải là một vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013?
A. Tạo việc làm cho người lao động
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
C. Tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định
D. Tập trung nhiều hơn vào hỗ trợ đời sống vật chất cho những người dân ở thành phố, ít hơn cho người dân ở miền núi.
Câu 4: Đâu là nội dung về khoa học và công nghệ trong Hiến pháp năm 2013?
A. Nhà nước ưu tiên đầu tiên cho nghiên cứu, phát minh ra các sản phẩm hack nhằm điều tra, truy tìm những nội dung mật của các cơ quan, tổ chức lớn của nước ngoài, từ đó làm lợi cho kinh tế đất nước.
B. Nhà nước cho phép việc bắt chước các sản phẩm công nghệ của nước ngoài mà không cần mua bằng sáng chế của họ.
C. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Hiến pháp năm 2013 không quy định điều gì về môi trường sau đây?
A. Nhà nước có chính sách chú trọng bảo vệ những nguồn tài nguyên có giá trị cao còn những tài nguyên khác thì bỏ qua hoặc cho khai thác miễn phí.
B. Nhà nước có chính sách bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
C. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
D. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bởi thường thiệt hại.
Câu 6: Câu “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” có nghĩa là gì?
A. Một dân tộc mà học dốt thì dân tộc đó bị suy yếu về thể chất.
B. Chúng ta cần phải xây dựng một nền giáo dục hoàn chỉnh, hiện đại, bình đẳng, tạo điều kiện cho tất cả mọi người.
C. Một dân tộc mà có nền giáo dục yếu kém thì mọi thứ khác của dân tộc đó cũng yếu kém theo.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Công dân Việt Nam có quyền kinh doanh tất cả các loại mặt hàng.
B. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nên người dân có thể tuỳ ý sử dụng.
C. Tất cả mọi người dân đều được Nhà nước tạo điều kiện hưởng thụ lợi ích từ hoạt động khoa học, công nghệ.
D. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm riêng của cơ quan quản lí nhà nước về môi trường.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: “Ông S và con trai thường xuyên dùng kích điện đánh bắt cá trên sông.” Em có nhận xét gì về hành vi của ông S và con trai trong trường hợp này?
A. Hành vi của ông S và con trai là hợp lí, vì làm vậy giúp ích rất nhiều cho việc đánh bắt cá, giúp bố con ông thu được nhiều lợi nhuận hợp pháp. Đây là một cách thức đánh bắt cá hay.
B. Hành vi của ông S và con trai là đúng đắn, vì trong bối cảnh hiện nay pháp luật đã không còn ngăn cấm việc đánh bắt cá bằng kích điện mà hơn nữa nếu không dùng kích điện thì rất khó có cá.
C. Hành vi của ông S và con trai là sai, vi phạm pháp luật. Hành vi này tiêu diệt nhiều loài động vật sống dưới nước, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thuỷ sản, đồng thời có thể gây nguy hiểm cho con người nên bị pháp luật nghiêm cấm.
D. Hành vi của ông S và con trai là sai, vì hành vi này gây ra thất thoát về các loài vật trên dòng sông, ảnh hưởng đến quang cảnh và môi trường xung quanh; gây thiệt hại về kinh tế cho những người đánh bắt cá chân chính.
Câu 2: “Bà H nhập hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bán cho người dân.” Em có nhận xét gì về hành vi của bà H trong trường hợp này?
A. Hành vi của bà H thể hiện sự khôn ngoan trong bối cảnh kinh tế lạm phát như hiện nay. Nếu không nhập hàng kém chất lượng về thì không thể nào buôn bán có lời được.
B. Hành vi của bà H hoàn toàn đúng pháp luật. Bà H đã thực hiện tốt nghĩa vụ đóng góp và sự phát triển kinh tế, thương mại của đất nước.
C. Hành vi của bà H là vi phạm pháp luật và đáng bị phê phán. Người tiêu dùng khi sử dụng những hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
D. Hành vi của bà H là vi phạm pháp luật và đáng bị phê phán. Hành vi của bà H đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ bảo vệ môi trường và sự ổn định của nền kinh tế, được quy định tại Điều 50 và 59 của Hiến pháp năm 2013.
Câu 3: “Ông M thường tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học an toàn cho con người và môi trường để phun cho vườn cây ăn quả của gia đình.” Em có nhận xét gì về hành vi của ông M trong trường hợp này?
A. Hành vi của ông M là đúng, đáng khen ngợi. Việc làm của ông đã góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ mọi người.
B. Hành vi của ông M là đúng, cần phải được đưa vào sản xuất hàng loạt. Ông M đã thực hiện tốt quyền lợi chính đáng của mình về lĩnh vực xã hội.
C. Hành vi của ông M là sai. Ông không dùng thuốc trừ sâu được bán trên thị trường, điều này sẽ khiến cho thị trường thuốc trừ sâu kém phát triển, kéo theo kinh tế kém phát triển.
D. Cả A và B.
Câu 4: “Trường T tổ chức cho học sinh tham quan triển lãm khoa học - công nghệ của thành phố.” Em có nhận xét gì về hoạt động của trường T trong trường hợp này?
A. Trường T đã có việc làm tốt, tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ, góp phần khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
B. Trường T đã vi phạm khoản 1 Điều 52 Hiến pháp năm 2013: lãng phí tiền tài, vật chất vào những việc không có chức năng giáo dục.
C. Trường T không có quyền được tổ chức cho học sinh đi tham quan, chỉ các địa điểm tham quan mới có quyền này.
D. Cả B và C.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: K và H thảo luận về nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá. K thắc mắc với H: “Sao có thể xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được nhỉ? Vì theo tớ, tiên tiến có nghĩa là hiện đại, mới, loại bỏ cái cũ. Do vậy không thể có một nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc được”.
Nếu là H, em sẽ trả lời K như thế nào?
A. Em sẽ giải thích cho K hiểu rằng đây là những điều đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 nên bạn đừng cố cãi, nếu không sẽ bị coi là phản động và bị đưa đi tù.
B. Em sẽ giải thích cho K hiểu rằng bạn đã hiểu sai từ “tiên tiến” ở đây. Tiên tiến có nghĩa là phát triển cái cũ, sáng tạo, tiếp thu cái mới, loại bỏ những thứ lạc hậu, không còn thích hợp chứ không phải là loại bỏ hết cái cũ, chỉ lấy cái mới.
C. Em sẽ nói với K rằng nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc là yếu tố cốt lõi trong xây dựng một nhà nước kiểu mẫu, góp phần thúc đẩy nhân quyền trên thế giới.
D. Em sẽ trả lời K rằng nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc là một phạm trù của triết học duy vật biện chứng, sau này cậu sẽ hiểu thôi.
Câu 2: Khi đến nhà bạn chơi, thấy D chỉ rửa hai cái bát mà đổ đầy cả một chậu nước to và vẫn mở vòi cho nước chảy, M liền bảo: “Sao cậu dùng lãng phí nước thế. Tiết kiệm nước là góp phần bảo vệ môi trường đấy". Nghe M nói vậy, D liền đáp: “Tớ dùng nhiều hay ít nước thì có liên quan đến ai đâu, bố mẹ tớ trả tiền nước mà”.
Em có đồng tình với quan điểm của D không? Vì sao?
A. Có. Vì D có không có liên quan gì trong việc bảo vệ nguồn nước hay bảo vệ môi trường.
B. Có. Vì D đã thực hiện tốt nghĩa vụ về an toàn vệ sinh thực phẩm khi đã rửa sạch bát trước khi ăn.
C. Không. Vì chính D là người sử dụng nước, D phải có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm nguồn nước, còn tiền nước lại là một chuyện khác.
D. Cả A và C.