Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều Bài 10: các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ VÀ CHIẾN THUẬT BỘ BINH

BÀI 10: CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG TRONG CHIẾN ĐẤU

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Động tác chạy khom được vận dụng trong trường hợp gì?

A. Đánh trực diện với kẻ địch.

B. Cướp ngân hàng

C. Truy tìm, dò la tin tức của quân thù từ những khu vực dễ bị kẻ địch phát hiện nếu thực hiện các động tác khác.

D. Vượt địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch.

Câu 2: Động tác vọt tiến, dừng lại được vận dụng khi nào?

A. Khi vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngưng hoả lực.

B. Khi địch tăng cường hoả lực, động tác vọt tiến lúc này đóng vai trò là sự thúc đẩy mạnh mẽ cho binh sĩ.

C. Khi muốn biểu diễn nhào lộn ở chiến trường.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tư thế người khi đi khom cao là như thế nào?

A. Người cong chúc xuống đất, hai tay thả xuống, ngón tay chạm đất, đầu ngẩng lên.

B. Hai chân chùng xuống, từ bụng trở lên hơi cúi

C. Người thấp hơn đi thường, nghiêng sang phải hoặc trái.

D. Cả B và C.

Câu 4: Tư thế súng của động tác chạy khom giống với động tác nào?

A. Đi khom

B. Bò cao

C. Lê

D. Trườn

Câu 5: Cần chú ý gì khi thực hiện động tác bò cao?

A. Không được để kẻ địch phát hiện ra mình.

B. Không được tự cười bản thân vì làm không đẹp bằng người khác.

C. Khi tiến không nhấc mông lên cao, không để súng và trang bị trên người va chạm vào vật khác.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Để tiến đi được ở động tác lê cao thì ta phải dùng sức của:

A. Tay trái, chân trái

B. Tay trái, chân phải

C. Hai chân

D. Hai tay

Câu 7: Khi thực hiện động tác dừng lại, ta cần dừng ở tư thế nào?

A. Tư thế đứng

B. Tư thế quỳ

C. Tư thế ngồi hoặc nằm

D. Tuỳ theo tình hình địch và địa hình cụ thể, có thể chọn dừng lại ở tư thế đứng, quỳ, ngồi, năm.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Trường hợp vận dụng của động tác bò cao là gì?

A. Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tầm ngực.

B. Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi.

C. Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế nằm.

D. Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ thấp hơn tư thế ngồi.

Câu 2: Trường hợp vận dụng của động tác lê là gì?

A. Ở gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tư thế ngồi, cần thu hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.

B. Ở gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất thấp hơn tư thế ngồi cần thu hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.

C. Ở gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.

D. Ở xa địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.

Câu 3: Trường hợp vận dụng của động tác trườn là gì?

A. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực địa hình cao hơn tư thế nằm.

B. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hoả lực địch bắn thẳng.

C. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực có nhiều cây cối rậm rạp.

D. Khi xa địch, cần hạ thấp thân người, khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hoả lực địch bắn thẳng.

Câu 4: Khi nào ta nên chuyển từ bò cao hai chân một tay sang bò hai chân hai tay?

A. Khi cần cho quân địch thấy sức mạnh của động tác bò là lớn đến thế nào.

B. Khi cần bò nhanh hơn và hai tay không phải ôm vũ khí, khí tài.

C. Khi cảm thấy nhàm chán và muốn đổi mới.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về tư thế súng ở động tác lê cao?

A. Tay phải cầm súng ở báng súng, ngón trỏ luôn trong trạng thái sẵn sàng bóp cò

B. Đặt súng lên đùi và cẳng chân trái

C. Để hộp tiếp đạn quay ra ngoài, nòng súng hơi chếch sang trái.

D. Để báng súng ngang bằng với bàn chân trái.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về cách thực hiện động tác trườn?

A. Tư thế người: Nằm ngửa, hai tay gập lại, khuỷu tay rộng hơn vai, hai bàn tay úp xuống đất và để sát vào nhau dưới cằm hoặc hơi chếch về phía trước theo hướng tiến, hai chân duỗi thẳng, gót chân khép tự nhiên.

B. Tư thế súng: Để dọc theo thân người (mũi súng hướng về trước và ngang đầu) cách một khoảng 15 – 20 cm, mặt súng quay vào trong người

C. Khi tiến, nếu tay úp dưới cằm thì cánh tay đưa về phía trước khoảng 10 – 15 cm, hai mũi bàn chân co về phía trước.

D. Khi người đã trườn lên xong, tay phải từ từ nhấc súng lên theo và đặt nhẹ xuống đất

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao khi đi khom, chân không đi nhún nhảy (mổ cò), đầu không nhấp nhô?

A. Vì khi đi khom, chúng ta không thể ở trong một tư thế thoải mái để thực hiện việc nhún nhảy hay khiến đầu nhấp nhô.

B. Vì radar của đối phương có thể dễ dàng phát giác những hành động không chuẩn.

C. Vì đi khom, chân đi nhún nhảy (mổ cò) sẽ tạo ra yếu tố để địch chú ý sẽ không giữ được bí mật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Hình ảnh này mô tả động tác nào?

A. Bò cao

B. Lê

C. Đi khom thấp

D. Đi khom cao

Câu 4: Động tác đi khom thấp có gì khác với động tác đi khom cao?

A. Khác ở tư thế người

B. Khác ở tư thế súng

C. Khác ở cách tiến bước

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về cách thực hiện động tác bò cao hai chân một tay?

A. Tư thế người ngồi xổm, bàn chân hơi kiễng lên.

B. Tư thế súng, dây súng quàng vào vai phải, tay phải nắm ốp lót tay, cánh tay phải kẹp súng vào hông phải.

C. Khi tiến, thân người hơi ngả về phía trước, tay trái dò mìn hoặc bẻ cành lá dọn đường tiến và chọn chỗ đặt chân, năm ngón tay chụm lại, sau đó xoè ra đẩy nhẹ lá cây ra các phía

D. Trong lúc tiến, khi tìm được nơi đặt chân, giơ tay lên cao ra dấu cho đồng đội biết rằng mình đang ở một nơi thích hợp, hãy nhanh nhân qua đây.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao “Động tác đi khom cao" thường vận dụng khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù?

A. Vì động tác này khi ở gần địch khó bảo đảm yếu tố bí mật nên chỉ vận dụng động tác trong các trường hợp như vậy.

B. Vì Bộ chỉ huy quân sự của nước ta không cho phép làm điều như vậy.

C. Vì khi thực hiện động tác này, chân sau bước về phía trước, đặt cả bàn chân xuống đất, chân trước hơi gập.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tại sao khi thực hiện động tác lê, tay trái đặt về phía trước để di chuyển thân người với khoảng cách không quá dài hoặc quá ngắn, mông và đùi trái là là mặt đất, mắt phải luôn quan sát mục tiêu?

A. Vì đây là một kĩ thuật quan trọng trong võ cổ truyền Việt Nam đã được áp dụng trong quân đội nên cần có sự điều chỉnh.

B. Để bảo đảm khi vận động được nhịp nhàng, vững chắc không gây ra dấu hiệu bất thường địch dễ phát hiện, không rách quân phục khi vận động.

C. Để khiến kẻ địch lơ là cảnh giác trong khi đặt chúng ta vào thế chủ động.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay