Trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 cánh diều bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: “An ninh mạng” là gì?

A. Là sự giám sát hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

B. Là sự kiểm tra hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

C. Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

D. Là sự phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng

Câu 2: Môi trường mà trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính được gọi là

A. Mạng.

B. An ninh mạng.

C. Viễn thông.

D. Truyền thông.

Câu 3: Để chủ động phòng tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, người dân cần làm gì?

A. Không truy cập vào đường link lạ được gửi qua tin nhắn (SMS, Facebook, Zalo…) và không chia sẻ mã OTP cho người khác.

B. Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân cần liên hệ với Tổng đài chăm sóc khách hàng của Ngân hàng, nhà mạng để kiểm tra, xác thực hoặc liên hệ với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.

C. Không chuyển tiền cho những đối tượng quen biết qua mạng xã hội.

D. Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị?

A. Ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tự huy động nguồn kinh phí.

C. Ngân sách của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.

D. Huy động từ các doanh nghiệp ngoài.

Câu 5: Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm

A. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân

B. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất  an ninh, trật tự

C. Đáp án a và b

Câu 6: Khi bạn nhấn vào đường link lạ trên mạng xã hội thì có thể dẫn đến hậu quả gì?

A. Bị chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội.

B. Bị kẻ xấu thu thập thông tin cá nhân.

C. Thiết bị của bạn sẽ bị nhiễm virut.

D. Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Phương pháp điều khiển truy cập có hiệu quả và an toàn nhất đối với mạng không dây là

A. Mã hóa WEP 40 bit

B. VPN

C. Nhận dạng bảo mật mạng

D. Mã hóa WEP 128 bit

Câu 8: Luật An ninh mạng năm 2018 gồm

A. 07 chương, 34 điều

B. 07 chương, 43 điều.

C. 08 chương, 34 điều.

D. 08 chương, 43 điều.

Câu 9: Có nên đăng ảnh giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân lên mạng xã hội không?

A. Có. Giúp mọi người xác thực được chủ tài khoản mạng xã hội.

B. Không. Các đối tượng xấu có thể lấy hình ảnh, thông tin cá nhân từ giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, vay nợ…

C. Có. Vì nó không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.

D. Có vì có thể chứng minh đấy là tài khoản của mình.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1:  Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại đâu?

A. Tại trụ sở doanh nghiệp

B. Tại Việt Nam

C. Tại bất kỳ đâu

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi này dưới đây?

A. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

C. Xúi dục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Cơ cấu bảo mật mạng không dây nào sau đây là ít an toàn nhất?

A. VPN

B. Mã hóa WEP 40 bit

C. Bảo mật định danh mạng

D. Mã hóa WEP 128 bit

Câu 4: “Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Cơ quan, tổ chức, cá nhân” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Mạng.

B. An ninh mạng.

C. Viễn thông.

D. Truyền thông.

Câu 5: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, thông tin nào trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng?

A. Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.

B. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

C. Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ.

D. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.

Câu 6: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đáp án nào dưới đây đúng khi nói về “hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”?

A. Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác.

B. Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.

C. Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Đâu là đối tượng kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?

A. Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin; Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; Biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật

B. Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; Biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật; kết nối mạng của các nhà đầu tư nước ngoài

C. Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin; Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; hệ thống mạng của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng nào có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em?

A. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng.

B. Bộ Khoa học và Công nghệ.

C. Bộ Tài chính.

D. Bộ Ngoại giao.

Câu 9: Bộ luật nào dưới đây quy định những nội dung cơ bản về: bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Luật An ninh quốc gia (năm 2004).

B. Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018).

C. Luật An ninh mạng (năm 2018).

D. Luật Quốc phòng (năm 2018).

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Sự cố an ninh mạng” là gì?

A. Là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

B. Là tình trạng đe dọa gây tổn hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

C. Là hành vi gây tổn hại nghiệm trọng trật tự, an toàn xã hội.

D. Là hành vi sử dụng không gian mạng để đánh cắp thông tin cá nhân.

Câu 2: Phòng chống tấn công Tấn công từ chối dịch vụ phân bố (DDOS)

A. Chỉ có thể dùng tường lửa

B. Có thể hạn chế trong bằng cách lập trình

C. Hiện nay đã có cách phòng chống hiệu quả

D. Cách hiệu quả duy nhất là lưu trữ và phục hồi (backup và restore)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay