Trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 cánh diều bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Việc “Tổ chức quân đội công nông” được đề cập đến trong văn kiện nào của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chính cương vắn tắt.
B. Luận cương chính trị.
C. Điều lệ tóm tắt.
D. Đường kách mệnh.
Câu 2: Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng (tháng 10/1930) đã xác định chủ trương xây dựng
A. Lực lượng vũ trang ba thứ quân.
B. Đội “tự vệ công nông”.
C. Lực lượng bộ đội chuyên nghiệp.
D. Các hội Cứu quốc.
Câu 3: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của
A. Võ Nguyên Giáp.
B. Hồ Chí Minh.
C. Văn Tiến Dũng.
D. Phạm Văn Đồng.
Câu 4: Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành
A. Việt Nam Cứu quốc quân.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Quân đội quốc gia Việt Nam.
Câu 5: Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của
A. 31 chiến sĩ.
B. 32 chiến sĩ.
C. 33 chiến sĩ.
D. 34 chiến sĩ.
Câu 6: Sau Cách mạng tháng Tám, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được đổi tên thành
A. Vệ quốc đoàn.
B. Cứu quốc quân.
C. Quốc dân quân.
D. Cận vệ Đỏ.
Câu 7: Trong giai đoạn 1945 – 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam bao gồm những lực lượng nào?
A. Bộ đội địa phương và dân quân du kích.
B. Bộ đội chủ lực và dân quân du kích.
C. Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
D. Đội tự vệ công – nông và bộ đội địa phương.
Câu 8: Ngày 7/4/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Quyết định thành lapaj
A. Bộ đội địa phương.
B. Bộ đội chủ lực.
C. Dân quân du kích.
D. Đội tự vệ công – nông.
Câu 9: Đến năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có khoảng
A. trên 10 vạn quân chủ lực.
B. trên 20 vạn quân chủ lực.
C. trên 30 vạn quân chủ lực.
D. trên 40 vạn quân chủ lực.
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL thành lập
A. Việt Nam Cứu quốc quân.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Quân đội quốc gia Việt Nam.
Câu 2: Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là chiến dịch
A. Hòa Bình đông – xuân.
B. Biên giới thu - đông.
C. Việt Bắc thu - đông.
D. Tây Bắc thu - đông.
Câu 3: Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành
A. Việt Nam Cứu quốc quân.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Quân đội quốc gia Việt Nam.
Câu 4: Anh hùng lực lượng vũ trang nào được nhắc đến trong câu đố dưới đây?
“Anh hùng chiến dịch Đông Khê
Chặt tay mình để tiện bề tiến công”
A. La Văn Cầu.
B. Bế Văn Đàn.
C. Phan Đình Giót.
D. Tô Vĩnh Diện.
Câu 5: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”?
A. Phạm Tuân.
B. Lê Mã Lương.
C. Nguyễn Viết Xuân.
D. Lý Tự Trọng.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1961 đến 1965?
A. Tăng cường xây dựng lực lượng
B. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc
C. Đẩy mạnh đấu tranh chống lực lượng phản cách mạng và tội phạm khác
D. Đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ
Câu 7: Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm mấy thành phần?
A. 2 thành phần.
B. 3 thành phần.
C. 4 thành phần.
D. 5 thành phần.
Câu 8: Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam là ngày nào?
A. Ngày 22/12.
B. Ngày 19/8.
C. Ngày 18/9.
D. Ngày 22/5.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1951 đến 1968?
A. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
B. Đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ
C. Góp phần làm thất bại ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ
D. Góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ
3 VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam?
A. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
B. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh.
C. Tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
D. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.
Câu 2: Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì?
A. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng.
B. Trung thành vô hạn với nông dân lao động.
C. Trung thành vô hạn với nhà nước và toàn dân.
D. Trung thành vô hạn với nhà nước.