Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều Bài 11: thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

BÀI 11: THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HOÁ HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC, VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO, THIÊN TAI, DỊCH BỆNH VÀ CHÁY NỔ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Tác hại nào không phải do bom, mìn gây ra?

A. Gây lũ lụt, sạt lở đất, đá

B. Sát thương người, súc vật

C. Phá hoại làng mạc, thành phố.

D. Ngăn chặn giao thông và phá hoại các phương tiện vận chuyển.

Câu 2: Tác hại nào không phải do vũ khí hoá học gây ra?

A. Phá huỷ môi trường sinh thái.

B. Phá huỷ công trình.

C. Gây nhiễm độc địa hình.

D. Gây hoang mang, khủng bố tinh thần chiến đấu của đối phương.

Câu 3: Tác hại nào không phải do vũ khí sinh học gây ra?

A. Gây bệnh truyền nhiễm cho người, động vật.

B. Làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

C. Phá huỷ vũ khí trang bị, phương tiện kĩ thuật đối phương.

D. Gây ra nạn đói.

Câu 4: Đặc điểm nào là của vũ khí công nghệ cao?

A. Có độ chính xác cao, uy lực lớn.

B. Hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

C. Nhận biết được địa hình, nhớ được tọa độ mục tiêu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long nước ta bị đe doạ bởi những thiên tai nào?

A. Ngập lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng và bão nhiệt đới.

B. Hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông.

C. Lũ quét, sạt lở đất, sương muối, rét hại.

D. Bão nhiệt đới, lũ ống, ngập lụt.

Câu 6: Đâu không phải một công trình phòng, chống thiên tai?

A. Trạm quan trắc khí tượng, thuỷ văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai

B. Công trình đê điều, hồ đập, chống ủng, chống hạn, chống sạt lở

C. Dải rừng phòng hộ, ngăn lũ quét, sạt lở đất

D. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà ở kết hợp sơ tán dân

Câu 7: Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống dịch bệnh?

A. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

B. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

C. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy là của ai?

A. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

B. Lực lượng dân phòng.

C. Mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

D. Lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành.

Câu 9: Đâu là mìn M18A1?

A. Mìn M18A1 – Wikipedia tiếng Việt

B. Mìn M14 – Wikipedia tiếng Việt

C. Quả đạn M79 nằm giữa... đường sắt

D. Những điều có thể bạn chưa biết về pháo hoa

Câu 10: Phương châm 4 tại chỗ gồm có:

A. Sơ cứu tại chỗ; cấp cứu tại chỗ; điều trị tại chỗ; an dưỡng tại chỗ

B. Làm nhanh tại chỗ; nghĩ nhanh tại chỗ; gọi hỗ trợ khẩn cấp tại chỗ; đứng tại chỗ.

C. Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Đâu không phải một biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả thiên tai?

A. Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo về thiên tai

B. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương

C. Chuyển đến ở chung cư, chuyển đổi tất cả các tài sản sang tiền mặt để nếu gặp thiên tài thì có thể cầm đi cho dễ.

D. Chủ động sơ tán người, tài sản ở những nơi không an toàn (chỗ bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở,...)

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Ý nào không phải là biện pháp phòng, tránh tác hại của bom, mìn?

A. Tổ chức trinh sát, phát hiện địch đánh bom.

B. Ngụy trang, nghi binh.

C. Lợi dụng bờ ruộng, gốc cây, mô đất.

D. Tập trung ở trường học.

Câu 2: Vũ khí hoá học gây tác hại cho người qua con đường nào dưới đây?

A. Ăn, uống.

B. Tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

C. Hít thở không khí nhiễm độc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu là một loại chất độc mà quân địch đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam?

A. Chất độc da cam

B. Nicotine

C. Propylene glycol

D. Thuốc trừ sâu

Câu 4: Bệnh nào do vũ khí sinh học gây ra?

A. Bệnh thương hàn.

C. Bệnh đậu mùa.

B. Bệnh viêm não Nhật Bản.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ở vùng nào của Việt Nam thường xảy ra lũ quét?

A. Sông, suối miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh.

B. Vùng hạ lưu các con sông lớn, địa hình thấp.

C. Chỉ có ở những con sông lớn ở nước ta.

D. Địa hình trũng, có ít các cửa sông đổ ra biển.

Câu 6: Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện bằng những hình thức nào?

A. Xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc.

B. Lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học.

C. Tổ chức diễn đàn về phòng, chống thiên tai để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Cho các nội dung sau:

a) Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và trung gian truyền bệnh.

b) Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

c) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế.

d) Cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh.

e) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm dịch bệnh ở các cơ sở y tế ra cộng đồng.

g) Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch.

Những nội dung nào thuộc nhóm phòng bệnh truyền nhiễm?

A. a, c, d

B. b, c, g

C. a, c, e

D. b, d, g

Câu 8: “Các bệnh truyền nhiễm được chia làm 3 nhóm. Một trong các nhóm đó gồm bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.”

Đâu là một bệnh trong nhóm này?

A. Bệnh bại liệt

B. Bệnh bạch hầu

C. Thuỷ đậu

D. Bệnh giang mai

Câu 9: Nội dung nào thể hiện biện pháp cơ bản trong chữa cháy?

A. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

B. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống lây lan.

C. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập ngay đám cháy.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Tiêu lệnh chữa cháy đầu tiên là gì?

A. Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy

B. Khi xảy ra cháy báo động gấp

C. Dùng bình chữa cháy, cát và nước để dập tắt

D. Gọi điện số 114

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hiện nay, nhiều địa phương ở Việt Nam còn sót lại rất nhiều bom, mìn và vật liệu chưa nổ sau chiến tranh. Khi sinh sống hoặc đến những nơi đó, em cần làm những gì để phòng tránh tác hại của bom, mìn và vật liệu chưa nổ gây ra?

A. Không cưa, đục bom, mìn, mở tháo bom, mìn, ném vật khác vào bom, min và vận chuyển bom, mìn

B. Không đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom, mìn

C. Không đi vào khu vực có biển báo bom, mìn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về Napalm?

A. Napalm là một loại chất độc mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

B. Napalm là các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc, cháy với nhiệt độ rất cao, có thể bám dính vào da người và cháy được cả ở dưới nước.

C. Khi napalm rơi vào người gây đau đớn ngoài sức tưởng tượng, bỏng nặng, bất tỉnh, ngạt thở và thường tử vong.

D. Napalm có giá thành rẻ nên từ khi ra đời vào Thế chiến thứ nhất, nó đã được sử dụng gần như trong mọi cuộc chiến.

Câu 3: Đâu không phải một loại vũ khí công nghệ cao?

A. Máy bay tàng hình F-117A

B. Súng máy M249

C. Tên lửa hành trình Tomahawk

D. Bom xung điện từ

Câu 4: Việc làm nào không thể hiện nghĩa vụ của cá nhân trong phòng, chống thiên tai?

A. Chủ động dự trữ lương thực, nước uống.

B. Nhận hỗ trợ lương thực, thực phẩm của các tổ chức, cá nhân.

C. Tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai.

D. Chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương.

Câu 5: Em sẽ thực hiện như thế nào khi được lệnh huy động tham gia cứu chữa đám cháy?

A. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở.

B. Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

C. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy để cứu người.

D. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “Em vừa đi cùng chuyến bay/ô tô/toa tàu hoặc ở cùng phòng học với một người vừa được xác định mắc bệnh truyền nhiễm.” Em sẽ làm những gì để bảo đảm an toàn?

A. Em sẽ trừ khử người mắc bệnh đó để khiến người đó không thể lây bệnh sang người khác.

B. Em sẽ mặc trang phục bác sĩ lên người để ngăn chặn virus từ người bị bệnh đó truyền sang cơ thể mình.

C. Em sẽ thông báo cho cơ sở y tế để được hướng dẫn; thực hiện khai bảo y tế; thực hiện cách li theo hướng dẫn; kiểm tra sức khoẻ thường xuyên.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Khi xảy ra đám cháy, em quan sát có bình chữa cháy CO2 ở gần đó. Em sẽ sử dụng bình chữa cháy như thế nào để dập tắt đám cháy?

A. Di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm rồi sau đó vứt bình vào giữa đám cháy, bình sẽ phát nổ và thải ra một loại khí có khả năng dập tắt đám cháy ngay lập tức trong phạm vi 10m.

B. Di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm. Chọn đầu hướng ngọn lửa, hướng loa phun vào càng gần gốc lửa càng tốt. Bóp (hay vặn) van để khi tự phun ra dập lửa.

C. Mang bình ra vòi nước. Lấy đầy nước rồi di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm. Bóp van để xịt nước hoà trộn với khí lỏng để dập lửa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay