Trắc nghiệm khoa học 4 KNTT bài 15: Thực vật cần gì để sống?

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Thực vật cần gì để sống?. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 15. THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Thực vật cần……….. để sống. Từ thích hợp điền vào “….” là

  1. Nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp
  2. Nước và không khí
  3. Chất khoáng, ánh sáng
  4. Chỉ cần nước

Câu 2: Khi thiếu một trong các yếu tố như nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thich hợp, thực vật sẽ

  1. Phát triển kém
  2. Chết
  3. Vẫn phát triển bình thường
  4. Cả A và B

Câu 3: Lá cây có khả năng

  1. Thu nhận ánh sáng mặt trời
  2. Từ tổng hợp các chất dinh dưỡng
  3. Thải ra khí ô-xi
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Lá cây có thể tự tổng hợp nên các chất dinh dưỡng cần cho sự sống từ các chất

  1. Khí ni-tơ
  2. Khí các-bô-nic, nước
  3. Nước, khí ni-tơ
  4. Khí các-bô-nic, khí ni-tơ

Câu 5: Việc tự tổng hợp các chất dinh dưỡng cần cho sự sống (khí các-bô-nic, nước) của lá cây dựa vào

  1. Quá trình quang hợp
  2. Quá trình trao đổi nhiệt với môi trường
  3. Sự truyền nhiệt
  4. Cả A, B, C

Câu 6: Khí ô-xi được tạo ra nhờ

  1. Quá trình quang hợp
  2. Quá trình hô hấp
  3. Sự truyền nhiệt
  4. Cả A và B

Câu 7: Để thực hiện quá trình quang hợp và hô hấp, thực vật đã

  1. Trao đổi khí với môi trường
  2. Trao đổi nước với môi trường
  3. Trao đổi nước với các cây bên cạnh
  4. Trao đổi khí với các cây họ đậu

Câu 8: Quang hợp chủ yếu diễn ra ở

  1. Rễ
  2. Thân
  3. Cả A, B, C

Câu 9: Hô hấp chủ yếu diễn ra ở

  1. Rễ
  2. Thân
  3. Cả A, B, C

Câu 10: Để quang hợp, cây cần

  1. Hơi nước
  2. Nhiệt độ
  3. Ánh sáng
  4. Không khí

Câu 11: Hô hấp diễn ra

  1. Chủ yếu vào ban ngày
  2. Suốt ngày đêm
  3. Chủ yếu vào ban đêm
  4. Chỉ xảy ra 1 lần 1 tuần

Câu 12: Để thực hiện các quá trình sống, thực vật thường xuyên……………..với môi trường

  1. Trao đổi nước
  2. Trao đổi các chất khoáng
  3. Trao đổi nhiệt
  4. Cả A và B

Câu 13: Bộ phận lấy “thức ăn” từ đất như nước, chất khoáng là

  1. Rễ cây
  2. Thân cây
  3. Lá cây
  4. Cành cây

Câu 14: “Thức ăn” được vận chuyển lên

  1. Rễ cây
  2. Thân cây
  3. Lá cây
  4. Cành cây

Câu 15: Bộ phận nhận nhiệm vụ thoát hơi nước là

  1. Rễ cây
  2. Thân cây
  3. Lá cây
  4. Cành cây

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây là

  1. Đất
  2. Không khí
  3. Nước
  4. Nhiệt độ

Câu 2: Đất giúp cung cấp

  1. Nước
  2. Các chất dinh dưỡng
  3. Không khí
  4. Cả A và B

Câu 3: Ánh sáng, không khí giúp cây

  1. Quang hợp
  2. Thực hiện các quá trình tổng hợp chất hữu cơ
  3. Thực hiện quá trình trao đổi chất, trao đổi khí
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Nếu bị bôi một lớp keo lên lá, cây sẽ thiếu

  1. Thiếu ánh sáng
  2. Thiếu không khí
  3. Thiếu nước
  4. Thiếu chất khoáng

Câu 5: Khi đặt chậu cây ở goc tối, cây sẽ

  1. Thiếu ánh sáng
  2. Thiếu không khí
  3. Thiếu nước
  4. Thiếu chất khoáng

Câu 6: Trồng một cây ưa nước ở sa mạc, cây sẽ

  1. Thiếu ánh sáng
  2. Thiếu không khí
  3. Thiếu nước
  4. Thiếu chất khoáng

Câu 7: Trồng cây bằng sỏi đã được rửa sạch, cây sẽ

  1. Thiếu ánh sáng
  2. Thiếu không khí
  3. Thiếu nước
  4. Thiếu chất khoáng

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khi đưa các cây thường trồng ở vùng nhiệt độ cao sang trồng ở vùng băng tuyết có nhiệt độ quá thấp, các cây này sẽ

  1. Phát triển tốt hơn
  2. Phát triển kém đi, thậm chí là chết
  3. Phát triển như bình thường
  4. Không đủ điều kiện để kết luận

Câu 2: Khi đưa các cây thường trồng ở vùng nhiệt độ thấp sang trồng ở vùng sa mạc có nhiệt độ quá cao, các cây này sẽ

A Phát triển như bình thường

  1. Phát triển tốt hơn
  2. Phát triển kém đi, thậm chí là chết
  3. Không đủ điều kiện để kết luận

Câu 3: Vì sao trong những trưa nắng ngày hè khi đứng dưới bóng cây lại có cảm giác mát mẻ?

  1. Vì tán lá che bớt ánh sáng mặt trời
  2. Vì ở cây có quá trình thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ của môi trường
  3. Vì ở cây có quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng làm hạ nhiệt độ của môi trường
  4. Cả A và B

Câu 4: Cây xanh trao đổi khí với môi trường vào ban ngày và ban đêm khác nhau như thế nào?

  1. Quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra cả ngày lẫn đêm còn quá trình quang hợp chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời
  2. Quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra vào ban đêm còn quá trình quang hợp chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời
  3. Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra cả ngày lẫn đêm còn quá trình hô hấp chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời
  4. Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra vào ban đêm còn quá trình hô hấp chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời

Câu 5: Vào giai đoạn nào cây ăn quả cần ít nước?

  1. Lúc cây còn non
  2. Lúc cây trưởng thành
  3. Khi quả chín
  4. Khi cây sắp chết

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Sự trao đổi khí với môi trường khi thực vật quang hợp và hô hấp khác nhau như thế nào?

  1. Trong quá trình quang hợp, nhờ ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc đồng thời thải ra khí ô-xi. Ngược lại, trong quá hô hấp, thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc
  2. Trong quá trình hô hấp, nhờ ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc đồng thời thải ra khí ô-xi. Ngược lại, trong quá quang hợp, thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc
  3. Trong quá trình quang hợp, nhờ ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí ô-xi đồng thời thải ra khí các-bô-níc. Ngược lại, trong quá hô hấp, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi
  4. Trong quá trình hô hấp, nhờ ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí ô-xi đồng thời thải ra khí các-bô-níc. Ngược lại, trong quá quang hợp, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi

Câu 2: Vì sao buổi tối chúng ta không nên để cây xanh trong phòng ngủ?

  1. Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Khi phòng ngủ đóng kín cửa và để nhiều cây xanh thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí các-bô-níc của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí ô-xi các-bô-níc
  2. Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Khi phòng ngủ đóng kín cửa và để nhiều cây xanh thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ô-xi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí các-bô-níc
  3. Vào ban đêm cây xanh ngừng hô hấp nhưng vẫn duy trì quá trình quang hợp. Khi phòng ngủ đóng kín cửa và để nhiều cây xanh thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình quang hợp cây đã lấy rất nhiều khí ô-xi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí các-bô-níc
  4. Vào ban đêm cây xanh ngừng hô hấp nhưng vẫn duy trì quá trình quang hợp. Khi phòng ngủ đóng kín cửa và để nhiều cây xanh thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình quang hợp cây đã lấy rất nhiều khí các-bô-níc của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí ô-xi

Câu 3: Vì sao trong những ngày nắng nóng vào sáng sớm và chiều tối thường phải tưới nhiều nước hơn cho cây trồng?

  1. Vì nhiệt độ cao khiến cây phải thoát nước nhiều. Tuy nhiên nếu tưới nước vào buổi trưa thì đất đang nóng sẽ hạ nhiệt đột ngột, trong khi nhiệt độ không khí bên ngoài tương đối cao. Sự thay đổi này khiến cây non yếu sẽ chịu không nổi và chết do bị sốc nhiệt. Vào lúc râm mát (sáng sớm, chiều muộn) nhiệt độ không khí tương đối thấp, nên sau khi tưới, nhiệt độ giữa đất và không khí chênh lệch ít, không gây nguy hiểm cho cây
  2. Vì nhiệt độ cao khiến cây hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong nước hơn. Tuy nhiên nếu tưới nước vào buổi trưa thì đất đang nóng sẽ hạ nhiệt đột ngột, trong khi nhiệt độ không khí bên ngoài tương đối cao. Sự thay đổi này khiến cây non yếu sẽ chịu không nổi và chết do bị sốc nhiệt. Vào lúc râm mát (sáng sớm, chiều muộn) nhiệt độ không khí tương đối thấp, độ ẩm không khí cũng cao hơn nên sau khi tưới, nhiệt độ giữa đất và không khí chênh lệch ít, không gây nguy hiểm cho cây
  3. Vì nhiệt độ cao khiến rễ cây phải mọc sâu xuống dưới đất để tránh nóng. Tuy nhiên nếu tưới nước vào buổi trưa thì nước sẽ nhanh bị bốc hơi, làm cho cây không hấp thụ được lượng nước cần thiết nên phải tưới nước vào lúc râm mát (sáng sớm, chiều muộn)
  4. Vì nhiệt độ cao khiến cây khó quang hợp. Tuy nhiên nếu tưới nước vào buổi trưa thì nước đọng trên lá sẽ càng khiến cây khó quang hợp hơn. Lúc râm mát (sáng sớm, chiều muộn) nhiệt độ không khí tương đối thấp, nên sau khi tưới, lượng nước đọng trên lá rất ít, không gây nguy hiểm cho cây

=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 15: Thực vật cần gì để sống?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay