Trắc nghiệm khoa học 4 KNTT bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

BÀI 6. GIÓ, BÃO VÀ PHÒNG CHỐNG BÃO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời các phần khác nhau của Trái Đất………….Từ thích hợp điền vào “…” là

  1. Không nóng lên như nhau
  2. Nóng lên như nhau
  3. Lạnh đi như nhau
  4. Lạnh đi không như nhau

Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Dưới ánh sáng mặt trời, phần đất liền nóng lên chậm hơn phần nước
  2. Dưới ánh sáng mặt trời, phần đất liền nóng lên nhanh hơn phần nước
  3. Dưới ánh sáng mặt trời, phần đất liền và phần nước nóng lên như nhau
  4. Dưới ánh sáng mặt trời, phần đất liền nóng lên chậm hơn rất nhiều so với phần nước

Câu 3: Giữa phần đất liền và phần nước, phần nguội đi nhanh hơn là

  1. Phần nước
  2. Phần đất liền
  3. Thời gian cả 2 phần nguội đi là như nhau
  4. Phần đất liền nguội đi nhanh hơn hay chậm hơn phần nước phụ thuộc vào các mùa khác nhau

 

Câu 4: Độ mạnh của gió có thể được chia thành bao nhiêu cấp?

  1. 3
  2. 10
  3. 18
  4. Không thể chia được độ mạnh của gió

Câu 5: Gió có cấp 0-3 được gọi là

  1. Gió nhẹ
  2. Áp thấp nhiệt đới
  3. Bão
  4. Lốc xoáy

Câu 6: Gió lên đến cấp 6-7 được gọi là

  1. Gió nhẹ
  2. Áp thấp nhiệt đới
  3. Bão
  4. Lốc xoáy

Câu 7: Gió từ cấp 8 trở lên gọi là

  1. Gió nhẹ
  2. Áp thấp nhiệt đới
  3. Bão
  4. Lốc xoáy

Câu 8: Gió ở cấp độ nào sau đây không gây nguy hại?

  1. 8-9
  2. 6-7
  3. 4-5
  4. 0-3

Câu 9: Gió ở cấp độ nào sau đây có thể làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, gây thiệt hại rất nặng

  1. 6-7
  2. 8-9
  3. 10-11
  4. 12-17

Câu 10: Không khí chuyển động từ……. Từ thích hợp điền vào “…” là

  1. Nơi lạnh đến nơi nóng
  2. Nơi nóng đến nơi lạnh
  3. Không theo bất kì quy luật nào
  4. Đáp án khác

Câu 11: Gió được tạo ra do

  1. Sự chuyển động của không khí từ nơi nóng đến nơi lạnh
  2. Sự chuyển động của không khí từ nơi lạnh đến nơi nóng
  3. Sự thay đổi của nhiệt độ
  4. Sự thay đổi của độ ẩm trong không khí

Câu 12: Gió càng lớn khi

  1. Không khí càng ít
  2. Không khí chuyển động càng nhẹ
  3. Không khí chuyển động càng mạnh
  4. Không khí càng nhiều

Câu 13: Gió càng mạnh thì

  1. Lượng không khí càng nhiều
  2. Mưa càng cao
  3. Độ ẩm càng lớn
  4. Càng gây thiệt hại về người và tài sản

Câu 14: Biện pháp phòng chống bão là

  1. Theo dõi bản tin dự báo thời tiết
  2. Gia cố nhà cửa, cưa bớt cành cây to
  3. Neo đậu tàu, thuyền
  4. Cả A, B, C

Câu 15: Khi có bão, không nên

  1. Theo dõi bản tin dự báo thời tiết
  2. Đi du lịch bằng tàu, thuyền trên vùng biển đang có bão
  3. Cưa bớt cành cây to
  4. Gia cố nhà cửa

2. THÔNG HIỂU (7 câu )

Câu 1: Vào ban ngày, trên đất liền và biển, nơi nóng hơn là

  1. Đất liền
  2. Biển
  3. Cả 2 nơi nóng như nhau
  4. Không thể xác định được

Câu 2: Ban đêm, trên đất liền và biển, nơi lạnh hơn là

  1. Cả 2 nơi đều lạnh như nhau
  2. Đất liền
  3. Biển
  4. Không xác định được

Câu 3: Quan sát hình vẽ sau

Cấp gió phù hợp với hình vẽ trên là

  1. 0-3
  2. 6-7
  3. 8-9
  4. 10-11

Câu 4: Quan sát hình vẽ sau

Cấp gió phù hợp với hình vẽ trên là

  1. 0-3
  2. 4-5
  3. 8-9
  4. 10-11

Câu 5: Quan sát hình vẽ sau

Cấp gió phù hợp với hình vẽ trên là

  1. 0-3
  2. 6-7
  3. 8-9
  4. 10-11

Câu 6: Quan sát hình vẽ sau

Cấp gió phù hợp với hình vẽ trên là

  1. 0-3
  2. 6-7
  3. 8-9
  4. 10-11

Câu 7: Quan sát hình vẽ sau

Cấp gió phù hợp với hình vẽ trên là

  1. 6-7
  2. 8-9
  3. 10-11
  4. 12-17

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khi dự báo thời tiết báo có gió cấp 8, cấp 9, chúng ta nên

  1. Cưa các cành cây to
  2. Gia cố nhà cửa
  3. Neo đậu tàu, thuyền
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Khi dùng quạt quạt về phía tờ giấy, ta thấy tờ giấy chuyển động, nguyên nhân của hiện tượng trên là

  1. Khi dùng quạt tác động vào không khí sẽ làm không khí chuyển động, từ đó tạo ra gió, làm tờ giấy di chuyển
  2. Khi quạt tác động vào không khí sẽ làm giảm lượng hơi nước trong không khí nên tờ giấy có thể di chuyển
  3. Khi quạt tác động vào không khí sẽ làm giảm lượng bụi trong không khí nên tờ giấy có thể di chuyển
  4. Cả B và C

Câu 3: Khi ta cầm chong chóng chạy thì chong chóng sẽ quay. Hiện tượng này là do

  1. Trong không khí có hơi nước và bụi. Khi ta chạy, hơi nước xung quanh chuyển động tạo ra gió và làm chong chóng quay
  2. Không khí có ở xung quanh ta. Khi ta chạy, không khí xung quanh chuyển động tạo ra gió và làm chong chóng quay
  3. Trong không khí có hơi nước và bụi. Khi ta chạy, bụi xung quanh chuyển động tạo ra gió và làm chong chóng quay
  4. Khi ta chạy sẽ tạo ra gió làm chong chóng quay, khi ta không chạy sẽ không có gió nên chong chóng không quay

Câu 4: Cho hình ảnh loại nến có chong chóng như hình dưới đây

Loại nến này ngày càng được ưa chuộng vì sự tiện lợi cũng như tính thẩm mỹ của nó. Điểm nổi bật của loại nến này đó là sau khi đốt nến, chong chóng sẽ tự quay mà không cần bật quạt hay bất kì tác động nào. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao lại có hiện tượng đó.

  1. Khi đốt nến, không khí ở cốc nến nóng hơn xung quanh nên không khí sẽ chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chuyển động đó tạo ra gió và gió làm quay chong chóng
  2. Khi đốt nến, không khí nóng lên làm giảm khối lượng của chong chóng. Điều đó sẽ làm chong chóng quay
  3. Khi đốt nến, lượng khí nitrogen trong không khí cao lên, làm cho chong chóng nhẹ đi và dễ quay hơn
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Dựa vào các tác động của gió, hãy cho biết gió đến cấp nào thì phải đề phòng những thiệt hại do tác động của nó gây ra?

  1. Từ cấp 3 trở lên
  2. Từ cấp 6 trở lên
  3. Từ cấp 9, cấp 10 trở lên
  4. Chỉ đề phòng khi gió đạt cấp 12.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho hình ảnh sau, biết chiều của mũi tên chỉ hướng gió. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy chỉ ra chiều của hướng gió và giải thích tại sao gió lại thổi theo chiểu đó

  1. Gió thổi từ biển vào đất liền. Ban ngày không khí trong đất liền nóng hơn không khí ngoài biển. Do đó làm cho không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào đất liền.
  2. Gió thổi từ biển vào đất liền. Ban ngày không khí trong đất liền lạnh hơn không khí ngoài biển. Do đó làm cho không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào đất liền.
  3. Gió thổi từ đất liền ra biển. Ban ngày không khí trong đất liền nóng hơn không khí ngoài biển. Do đó làm cho không khí chuyển động từ đất liền ra biển tạo ra gió từ đất liền thổi ra biển.
  4. Gió thổi từ đất liền ra biển. Ban ngày không khí trong đất liền lạnh hơn không khí ngoài biển. Do đó làm cho không khí chuyển động từ đất liền ra biển tạo ra gió từ đất liền thổi ra biển.

Câu 2: Cho hình ảnh sau, biết chiều của mũi tên chỉ hướng gió. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy chỉ ra chiều của hướng gió và giải thích tại sao gió lại thổi theo chiểu đó

  1. Gió thổi từ đất liền ra biển. Ban đêm, không khí trong đất liền nóng hơn không khí ngoài biển. Vì thế không khí chuyển động từ đất liền ra biển hay gió từ đất liền thổi ra biển
  2. Gió thổi từ đất liền ra biển. Ban đêm, không khí trong đất liền lạnh hơn không khí ngoài biển. Vì thế không khí chuyển động từ đất liền ra biển hay gió từ đất liền thổi ra biển
  3. Gió thổi từ biển vào đất liền. Ban đêm, không khí trong đất liền lạnh hơn không khí ngoài biển. Vì thế không khí chuyển động từ biển vào đất liền hay gió từ biển thổi vào đất liền
  4. Gió thổi từ biển vào đất liền. Ban đêm, không khí trong đất liền nóng hơn không khí ngoài biển. Vì thế không khí chuyển động từ biển vào đất liền hay gió từ biển thổi vào đất liền

Câu 3: Cho các tác động của gió đối với các vật như sau

(1) Gió nhẹ

(2) Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió

(3) Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng

(4) Làm gãy cành cây, tốc mái nhà, không thể đi ngược gió

(5) Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động

(6) Sóng biển cực kì mạnh, đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn

Cấp gió tương ứng với mỗi tác động là

  1. (1) cấp 6-7; (2) cấp 8-9; (3) cấp 10-11; (4) cấp 0-3; (5) cấp 4-5; (6) cấp 12-17
  2. (1) cấp 0-3; (2) cấp 4-5; (3) cấp 6-7; (4) cấp 8-9; (5) cấp 10-11; (6) cấp 12-17
  3. (1) cấp 12-17; (2) cấp 10-11; (3) cấp 8-9; (4) cấp 6-7; (5) cấp 4-5; (6) cấp 0-3
  4. (1) cấp 0-3; (2) cấp 6-7; (3) cấp 10-11; (4) cấp 8-9; (5) cấp 4-5; (6) cấp 12-17

=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay