Trắc nghiệm khoa học 4 KNTT bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

BÀI 10. ÂM THANH VÀ SỰ TRUYỀN ÂM THANH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Nguồn âm là

  1. Các nguồn phát ra âm thanh
  2. Nguồn nhận âm thanh
  3. Một vật bất kì có khả năng cách âm
  4. Tất cả các vật đều là nguồn âm

Câu 2: Đặc điểm chung của các vật phát ra âm thanh là

  1. Đều có khối lượng lớn
  2. Hầu hết ở thể lỏng
  3. Đều rung động
  4. Đều chiếm nhiều thể tích

Câu 3: Âm thanh nghe thấy to hơn khi

  1. Ở xa nguồn âm
  2. Ở gần nguồn âm
  3. Ở bất kì nơi nào, độ to của âm thanh là như nhau
  4. Ở gần các thiết bị như TV, điện thoại, máy tính…

Câu 4: Âm thanh nghe thấy nhỏ hơn khi

  1. Ở xa nguồn âm
  2. Ở gần nguồn âm
  3. Ở bất kì nơi nào, độ to của âm thanh là như nhau
  4. Ở gần các thiết bị như TV, điện thoại, máy tính…

Câu 5: Âm thanh có thể truyền qua

  1. Chất khí
  2. Chất lỏng
  3. Chất rắn
  4. Cả A, B, C

Câu 6: Tốc độ truyền của âm thanh trong các chất là

  1. Không đổi với mọi chất
  2. Âm thanh truyền nhanh, chậm khác nhau trong các chất khác nhau
  3. Âm thanh truyền nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ
  4. Độ ẩm không khí quyết định tốc độ truyền qua của âm thanh

Câu 7: Âm thanh truyền nhanh nhất trong

  1. Chất rắn
  2. Chất lỏng
  3. Chất khí
  4. Tốc độ truyền của âm thanh trong các chất là như nhau

Câu 8: Trong các chất rắn, lỏng, khí, âm thanh trong chất nào truyền chậm nhất?

  1. Chất rắn
  2. Chất lỏng
  3. Chất khí
  4. Tốc độ truyền âm của cả ba chất là như nhau

Câu 9: Âm thanh được tạo ra nhờ

  1. Sự va chạm của các vật
  2. Sự rung động của các vật
  3. Sự tiếp xúc giữa vật phát sáng và vật được phát sáng
  4. Sự va chạm giữa vật phát sáng tự nhiên và vật phát sáng nhân tạo

Câu 10: Các chất rắn, lỏng, khí được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về tốc độ truyền của âm thanh là

  1. Rắn → lỏng → khí
  2. Khí → lỏng → rắn
  3. Rắn → khí → lỏng
  4. Lỏng → rắn → khí

Câu 11: Âm thanh sẽ mất đi khi

  1. Vật phát sáng biến mất
  2. Các vật ngừng va chạm
  3. Sự rung động ngừng
  4. Không có ánh sáng

Câu 12: Vật nào sau đây phát ra âm thanh khi rung động?

  1. Dây đàn ghi ta khi gảy đàn
  2. Màng loa khi mở nhạc
  3. Tiếng kim đồng hồ kêu khi chạy
  4. Cả A, B, C

Câu 13: Vật phát ra âm thanh khi nào?

  1. Khi va đập với vật khác
  2. Khi ném vật
  3. Khi làm vật rung động
  4. Khi uốn cong vật

Câu 14: Ta nghe thấy tiếng còi ô tô to khi

  1. Đứng gần ô tô
  2. Đứng cách xa ô tô
  3. Không nhìn thấy ô to
  4. Cả A, B, C

Câu 15: Một bạn học sinh đang đọc bài, ta nghe thấy bạn đọc rõ nhất khi

  1. Đi ra khỏi lớp
  2. Ở sân trường
  3. Ở trong lớp
  4. Ở ngoài cổng trường

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Nam đặt đồng hồ ở trên bàn học. Mỗi sáng, đồng hồ sẽ báo thức sẽ đổ chuông gọi Nam dậy chuẩn bị đi học. Như vậy, tiếng chuông báo thức truyền đến tai Nam qua chất nào?

  1. Chất rắn
  2. Chất lỏng
  3. Chất khí
  4. Thủy tinh

Câu 2: Từ xa xưa, con người đã biết áp tai xuống đất để nghe tiếng bước chân. Như vậy, âm thanh trong trường hợp trên đã truyền qua chất nào?

  1. Chất rắn
  2. Chất lỏng
  3. Chất khí
  4. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 3: Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe thấy tiếng gọi của mọi người ở trên bờ, điều này chứng tỏ

  1. Âm thanh không thể truyền qua nước
  2. Âm thanh có thể truyền qua chất lỏng
  3. Âm thanh có thể truyền qua chất rắn
  4. Mọi người ở trên bờ phát ra âm thanh rất lớn

Câu 4: Nam và Phong nói chuyện với nhau trong giờ ra chơi. Như vậy, âm thanh đã truyền qua chất nào?

  1. Chất rắn
  2. Bức tường
  3. Cái bàn
  4. Chất khí

Câu 5: Bạn Tùng nghe thấy tiếng chuông đồng hồ to hơn bạn Tú. Điều này chứng tỏ

  1. Tùng ngồi gần đồng hồ hơn Tú
  2. Tú ngồi gần đồng hồ hơn Tùng
  3. Tai Tùng thính hơn tai Tú
  4. Không khí ở chỗ Tùng trong lành hơn

Câu 6: Trên đường đi học, em và các bạn nghe thấy tiếng chim hót. Trong trường hợp này, âm thanh truyền qua

  1. Chất rắn
  2. Chất lỏng
  3. Chất khí
  4. Các vật làm từ giấy

Câu 7: Em nghe thấy tiếng trống trường. Khi đó, nguồn phát ra âm thanh là

  1. Mặt trống
  2. Tay của người gõ trống
  3. Không khí
  4. Chất rắn

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Một bạn gõ trống tại điểm A. Hai điều kiện để một bạn khác (bình thường về thính giác) đứng ở B nghe được tiếng chuông là

  1. Mặt trống phải to, người gõ trống phải là con trai
  2. Người gõ trống không gõ quá nhỏ, khoảng cách giữa người gõ và người nghe không quá xa
  3. Khoảng cách giữa người gõ và người nghe càng xa càng tốt, người gõ phải là con trai
  4. Mặt trống phải to, người gõ trống không gõ quá nhỏ

Câu 2: Đặt một ít giấy vụn lên mặt trống. Khi gõ rống, ta thấy các mảnh giấy chuyển động, điều này là do

  1. Mặt trống rung động làm các mảnh giấy chuyển động
  2. Gió thổi làm giấy chuyển động
  3. Hơi nước trong không khí làm giấy di chuyển
  4. Bụi trong không khí khiến giấy chuyển động

Câu 3: Cho các phát biểu sau

(1) Chỉ những vật như mặt trống, dây đàn khi phát ra âm thanh mới rung động, còn các vật như hòn đá, cục sắt khi phát ra âm thanh không hề có rung động

(2) Hòn đá khi phát ra âm thanh thì cũng có rung động, tuy vậy rung động rất nhỏ nên ta không thể quan sát trực tiếp được

(3) Chỉ những vật bị gõ, đạp khi phát ra âm thanh mới có rung động còn đài, ti vi khi phát ra âm thanh không liên quan gì tới rung động.

Số phát biểu đúng là

  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Câu 4: Khi em hát, em nghe thấy âm thanh. Như vậy

  1. Âm thanh đó phát ra từ cổ họng em
  2. Âm thanh phát ra từ miệng em
  3. Âm thanh truyền qua chất lỏng
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Nhà Tùng gần ga tàu hỏa hơn nhà Trâm, như vậy

  1. Tùng nghe thấy tiếng còi tàu to hơn
  2. Trâm nghe thấy tiếng còi tàu to hơn
  3. Cả 2 bạn đều không nghe thấy tiếng còi tàu
  4. Cả 2 bạn đều nghe thấy tiếng còi tàu to như nhau

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho các trường hợp sau

(1) Khi mở vòi nước chảy vào chậu, ta nghe thấy tiếng nước chảy.

(2) Một người lặn ở dưới nước và nghe thấy tiếng gõ vào mạn thuyền.

(3) Cá chạy ra xa bờ khi có người bước mạnh trên bờ.

(3) Bạn học sinh có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ.

Số trường hợp cho thấy âm thanh có thể truyền qua nước là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Cho các phát biểu sau

(1) Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên

(2) Càng đứng xa nguồn âm thì nghe càng nhỏ

(3) Âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất khí nhưng không thể truyền qua chất lỏng

(4) Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không thể truyền qua chất lỏng và chất rắn

(5) Âm thanh có thể truyền qua nước biển

Số phát biểu không đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Rắc một ít vụn giấy lên mặt trống. Cho những phát biểu sau

(1) Trống càng kêu to, các vụn giấy chuyển động càng mạnh

(2) Khi trống kêu thì luôn thấy các vụn giấy chuyển động

(3) Trống đang kêu, đặt tay lên mặt trống, trống không kêu nữa, đồng thời các vụn giấy cũng không chuyển động nữa

(4) Khi trống không kêu nhưng có gió thổi làm các vụn giấy chuyển động

Số phát biểu cho thấy có mối liên hệ giữa rung động của mặt trống và sự phát ra âm thanh của trống là

  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 2

=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay