Trắc nghiệm khoa học 4 KNTT bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNGBÀI 12. NHIỆT ĐỘ VÀ SỰ TRUYỀN NHIỆT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Nhiệt độ của một vật cho biết
- Sự nóng, lạnh của vật đó
- Nhiệt độ của môi trường xung quanh
- Độ ẩm không khí
- Lượng hơi nước có trong không khí
Câu 2: Vật nóng hơn có
- Nhiệt độ thấp hơn
- Nhiệt độ cao hơn
- Khối lượng lớn hơn
- Làm bằng gỗ
Câu 3: Vật lạnh hơn có
- Nhiệt độ thấp hơn
- Nhiệt độ cao hơn
- Khối lượng lớn hơn
- Làm bằng gỗ
Câu 4: Nhiệt kế là dụng cụ đo
- Độ ẩm không khí
- Lượng mưa
- Nhiệt độ
- Cấp gió
Câu 5: Đơn vị đo nhiệt độ kí hiệu là
- Kg
- m
- Km
- oC
Câu 6: Nhiệt truyền từ
- Vật nóng hơn sang vật lạnh hơn
- Vật lạnh hơn sang vật nóng hơn
- Không khí truyền sang vật nóng hơn
- Không khí truyền sang vật lạnh hơn
Câu 7: Số chỉ của nhiệt kế cho biết
- Độ ẩm của không khí xung quanh vật
- Nhiệt độ của vật
- Khối lượng của vật
- Chất lượng của vật
Câu 8: Muốn biết một vật nóng hay lạnh, ta dựa vào
- Khối lượng của vật
- Chất liệu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật
- Nguồn gốc của vật
Câu 9: Khi muốn đo nhiệt đô, ta dùng
- Nhiệt kế
- Vôn kế
- Am-pe kế
- Cân
Câu 10: Trong các vật sau đây, vật nào có nhiệt độ cao nhất?
- Cốc nước nguội
- Cốc nước đá
- Cốc nước nóng
- Không xác định được
Câu 11: Trong các vật sau đây, vật nào có nhiệt độ thấp nhất?
- Cốc nước nguội
- Cốc nước đá
- Cốc nước nóng
- Không xác định được
Câu 12: Nhiệt kế có thể đo
- Nhiệt độ cơ thể người
- Nhiệt độ không khí trong phòng
- Nhiệt độ của nước
- Cả A, B, C
Câu 13: Nhiệt kế không dùng để đo
- Độ sâu của ao, hồ,…
- Nhiệt độ cơ thể người
- Nhiệt độ không khí trong phòng
- Nhiệt độ của nước
Câu 14: Cho ba cốc nước gồm nước nóng, nước nguội và nước đá. Cốc nước có nhiệt độ cao hơn nước đá là
- Nước nóng
- Nước nguội
- Không có cốc nào vì nước đá có nhiệt độ cao nhất
- Cả A và B
Câu 15: Cho ba cốc nước gồm nước nóng, nước nguội và nước đá. Cốc nước có nhiệt độ cao hơn nước nóng là
- Nước nóng
- Nước nguội
- Không có cốc nào vì nước nóng có nhiệt độ cao nhất
- Cả A và B
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Khi cho vài viên đá vào cốc nước, ta nước trong cốc lạnh hơn. Như vậy
- Nước đã truyền nhiệt cho viên đá
- Viên đá truyền nhiệt cho nước
- Nhiệt độ của không khí làm cốc nước lạnh hơn
- Cốc nước không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của viên đá
Câu 2: Khi chạm vào cốc nước nóng, tay ta cảm thấy nóng. Như vậy
- Tay truyền nhiệt cho nước
- Nước nóng đã truyền nhiệt cho tay
- Nhiệt độ của không khí làm tay nóng lên
- Hơi nước bốc lên và ngưng tụ trong lòng bàn tay, làm tay nóng lên
Câu 3: Làm thế nào biết vật này nóng hơn hay lạnh hơn vật kia?
- Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Vật nóng hơn thì có nhiệt độ thấp hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ cao hơn
- Sử dụng nhiệt kế để đo khối lượng. Vật nóng hơn thì có khối lượng cao hơn, vật lạnh hơn thì có khối lượng thấp hơn
- Sử dụng nhiệt kế để đo khối lượng. Vật nóng hơn thì có khối lượng thấp hơn, vật lạnh hơn thì có khối lượng cao hơn
- Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn
Câu 4: Nếu đổ một phần nước nóng vào cốc nước nguội thì nhiệt độ của cốc nước nguội sẽ
- Tăng lên
- Giảm đi
- Không thay đổi
- Chỉ thay đổi khối lượng, không thay đổi nhiệt độ
Câu 5: Cho thìa kim loại vào cốc nước lạnh. Một thời gian sau, nhiệt độ của thìa
- Không đổi
- Giảm đi
- Tăng lên
- Không xác định được
Câu 6: Nhiệt độ nào sau đây có thể là nhiệt độ của một ngày trời nóng?
- 10oC
- 38oC
- 100oC
- 300oC
Câu 7: Nhiệt kế chỉ 37oC, điều này có nghĩa là
- Độ ẩm của không khí là 37%
- Hơi nước chiếm 37% trong không khí
- Nhiệt độ của vật đang đo là 37oC
- Vật đang đo có khối lượng 37kg
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Vì sao khi đun nấu thì nhiệt độ của thức ăn tăng lên?
- Vì có sự truyền nhiệt của môi trường vào thức ăn
- Vì khi nấu, lượng hơi nước trong thức ăn bay hơi và làm thức ăn nóng lên
- Vì có sự truyền nhiệt từ bếp sang thức ăn
- Vì có sự truyền nhiệt từ thức ăn sang bếp
Câu 2: Vì sao vào mùa đông mọi người thích ngồi bên bếp lửa?
- Khi ngồi gần bếp lửa, nhiệt truyền từ bếp lửa sang làm người ấm lên
- Khi ngồi gần bếp lửa, nhiệt truyền từ cơ thể đến bếp làm ta ấm hơn
- Gần bếp lửa lượng độ ẩm trong không khí giảm đi làm ta thấy ấm hơn
- Lửa cháy làm ánh sáng xung quanh bếp sáng hơn, thuận tiện cho việc quan sát thức ăn đang nấu
Câu 3: Vì sao mùa đông ta thường cảm thấy lạnh?
- Mùa đông thường có gió to làm người cảm thấy lạnh
- Mùa đông, trời lạnh làm nhiệt độ từ môi trường truyền vào người khiến cho người lạnh
- Vào mùa đông, nhiệt độ của cơ thể bị giảm đi
- Mùa đông, trời lạnh làm nhiệt độ từ người truyền ra môi trường khiến cho người lạnh
Câu 4: Vì sao mùa hè ta lại cảm thấy nóng?
- Mùa hè, nhiệt độ cơ thể người sẽ truyền ra môi trường
- Mùa hè, nhiệt độ ngoài trời cao hơn nên sẽ truyền nhiệt cho cơ thể người, làm ta cảm thấy nóng
- Vào mùa hè, nhiệt độ của cơ thể sẽ tăng lên do tác động của thời tiết
- Mùa hè ít gió nên ta cảm thấy nóng
Câu 5: Vì sao túi sưởi có thể giúp làm ấm người?
- Vì nhiệt độ của túi sưởi cao hơn không khí bên ngoài nên túi sưởi sẽ truyền nhiệt vào không khí, từ đó làm cơ thể người ấm hơn
- Vì nhiệt độ của túi sưởi thấp hơn không khí bên ngoài nên không khí sẽ truyền nhiệt cho túi sưởi, từ đó làm cơ thể người ấm hơn
- Vì túi sưởi có nhiệt độ thấp hơn cơ thể người nên cơ thể người sẽ truyền nhiệt sang túi sưởi
- Vì túi sưởi có nhiệt độ cao hơn cơ thể người nên sẽ truyền nhiệt sang cơ thể người
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Vì sao khi bị nước nóng đổ vào tay, người ta lại nhanh chóng đưa tay vào chậu nước nguội sạch hoặc dưới vòi nước chảy?
- Vì nước sẽ làm giảm nhiệt độ ở vùng tay bị nước nóng đổ lên
- Nước làm giảm nhiệt độ không khí xung quanh khiến ta cảm thấy mát hơn
- Vì khi hơi nước nóng gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại và chảy ra ngoài
- Vì dưới vòi nước lạnh, hơi nước bay hơi nhanh hơn
Câu 2: Đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh. Cho các phát biểu sau
(1) Nước trong cốc sẽ lạnh dần đi
(2) Nước trong chậu sẽ nóng dần lên
(3) Nhiệt truyền từ cốc nước sang chậu nước
(4) Lượng nước trong chậu tăng lên
(5) Khối lượng của cốc nước giảm đi
Số phát biểu đúng là
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 3: Các phát biểu sau nói về việc chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta thấy mát lạnh
(1) Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh
(2) Có sự truyền nhiệt lạnh từ tay ta sang vật nên tay ta cảm thấy lạnh
(3) Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay ta, vì vậy tay ta thấy lạnh
(4) Nhiệt nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật vì vậy tay ta thấy lạnh
Số phát biểu không đúng là
- 4
- 3
- 2
- 1
=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt