Trắc nghiệm khoa học 4 KNTT bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

BÀI 8. ÁNH SÁNG VÀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Chúng ta nhìn thấy mọi vật nhờ có

  1. Ánh sáng
  2. Không khí
  3. Hơi nước
  4. Nhiệt độ

Câu 2: Vật phát sáng là vật

  1. Tự mang ánh sáng
  2. Phát ra ánh sáng
  3. Hấp thụ được ánh sáng
  4. Truyền ánh sáng cho vật khác

Câu 3: Vật được chiếu sáng là

  1. Vật phát ra ánh sáng
  2. Vật mà bản thân nó tự có ánh sáng
  3. Vật cần năng lượng để phát ra ánh sáng
  4. Vật không phát sáng nhưng phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự truyền ánh sáng

  1. Trong không khí ánh sáng ưu tiên truyền qua đường cong
  2. Ánh sáng không truyền qua không khí
  3. Trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng
  4. Ánh sáng chỉ truyền qua môi trường nước

Câu 5: Ánh sáng truyền từ………………đến các vật. Từ thích hợp điền vào “…..” là

  1. Vật phát sáng
  2. Vật được chiếu sáng
  3. Không khí
  4. Mắt

Câu 6: Ta nhìn thấy các vật nhờ

  1. Ánh sáng truyền từ không khí đến các vật
  2. Ánh sáng phản chiếu từ các vật đến mắt
  3. Ánh sáng phản chiếu từ mắt đến các vật
  4. Ánh sáng từ nước truyền vào mắt

Câu 7: Bóng của một vật thay đổi kích thước khi………………….thay đổi. Từ thích hợp điền vào “…..” là

  1. Vị trí của vật
  2. Vị trí của vật sáng
  3. Số lượng của vật
  4. Cả A và B

Câu 8: Vật cản ánh sáng là

  1. Vật không cho ánh sáng truyền qua
  2. Vật cho mọi ánh sáng truyền qua
  3. Vật chỉ cho một vài ánh sáng truyền qua
  4. Vật không cho ánh sáng truyền qua trong môi trường nước

Câu 9: Có thể chia vật phát sáng thành bao nhiêu loại?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 10: Vật phát sáng gồm

  1. Vật phát sáng tự nhiên
  2. Vật phát sáng nhân tạo
  3. Vật không được chiếu sáng
  4. Cả A và B

Câu 11: Con người có thể tạo ra được vật phát sáng không?

  1. Không vì Mặt Trời là vật phát sáng duy nhất
  2. Không vì muốn tạo ra vật phát sáng phải có Mặt Trăng
  3. Có, các vật phát sáng con người tạo ra gồm đèn điện, nến,…
  4. Có vì con người có thể chế tạo được các thiết bị sử dụng năng lượng Mặt trời

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng về vật cho ánh sáng truyền qua?

  1. Khi ánh sáng chiếu tới các vật thì có một số vật cho hầu hết ánh sáng truyền qua
  2. Khi ánh sáng chiếu tới các vật thì các vật đều cho ánh sáng truyền qua
  3. Khi ánh sáng chiếu tới các vật, một số vật không cho ánh sáng truyền qua
  4. Khi ánh sáng chiếu tới các vật, tất cả các vật đó đều không cho ánh sáng truyền qua

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về vật cản sáng?

  1. Khi ánh sáng chiếu tới các vật thì có một số vật cho hầu hết ánh sáng truyền qua
  2. Khi ánh sáng chiếu tới các vật thì các vật đều cho ánh sáng truyền qua
  3. Khi ánh sáng chiếu tới các vật, một số vật không cho ánh sáng truyền qua
  4. Khi ánh sáng chiếu tới các vật, tất cả các vật đó đều không cho ánh sáng truyền qua

Câu 14: Khi được chiếu sáng thì………có bóng của vật đó. Từ cần điền vào “….” là

  1. Phía trước của vật cản sáng
  2. Phía sau của vật cản sáng
  3. Bên cạnh của vật cho ánh sáng truyền qua
  4. Chính giữa của vật cho ánh sáng truyền qua

Câu 15: Vật có bóng khi

  1. Đó là vật cản sáng
  2. Đó là vật cho ánh sáng truyền qua
  3. Đó là vật phát sáng
  4. Cả B và C

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Trong các vật sau, vật phát sáng là

  1. Mặt Trời
  2. Ngọn đuốc
  3. Đèn điện
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Trong các vật sau, vật được chiếu sáng là

  1. Mặt Trăng
  2. Mặt Trời
  3. Đèn dầu
  4. Cây nến

Câu 3: Tại sao trong bóng tối ta không nhìn thấy vật?

  1. Do trong bóng tối, màu sắc của các vật sẽ chuyển thành màu đen giống màu của môi trường xung quanh
  2. Do không có ánh sáng phản chiếu từ vật vào mắt
  3. Do con người chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng Mặt Trời
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Trong bóng tối, vật nào sau đây là vật được chiếu sáng

  1. Cái bàn
  2. Cây nến
  3. Đèn điện
  4. Con đom đóm

Câu 5: Ban ngày, vật nào sau đây là vật được chiếu sáng?

  1. Mặt Trời
  2. Bàn ghế
  3. Gương
  4. Cả B và C

Câu 6: Khi nhìn một vật qua ống nhựa bị uốn cong, ta không nhìn được vật. Hiện tượng đó là do

  1. Ánh sáng không truyền qua ống làm bằng nhựa
  2. Ánh sáng truyền theo đường thẳng. Khi dùng ống nhựa bị uốn cong, không có ánh sáng phản chiếu từ vật vào mắt nên ta không nhìn thấy vật
  3. Ánh sáng chỉ truyền qua các vật làm bằng giấy. Khi dùng ống nhựa, ánh sáng không truyền qua nhựa nên không thể phản chiếu hình ảnh của vật vào mắt ta. Vì vậy ta không nhìn thấy vật
  4. Ánh sáng chưa đủ mạnh nên không thể thấy vật. Nếu muốn thấy rõ vật cần phải tăng số lượng vật sáng

Câu 7: Trong các vật sau, vật nào không cho ánh sáng truyền qua?

  1. Mặt kính đồng hồ
  2. Kính ở bể cá
  3. Rèm cửa
  4. Kính cận

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Dưới các tán cây thường có bóng râm vì

  1. Lá cây là vật cản sáng. Khi ánh nắng Mặt Trời chiếu từ trên xuống, lá cây sẽ không cho ánh sáng truyền qua và tạo bóng râm
  2. Lá cây là vật phát sáng nhưng ban ngày, dưới ánh sáng Mặt Trời, sự phát sáng ấy yếu đi và tạo thành bóng râm
  3. Lá cây là vật được chiếu sáng, tuy nhiên ban ngày ánh sáng chiếu đến yếu hơn so với ban đêm nên bóng râm thường có vào ban ngày
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Ban ngày ta nhìn thấy các vật vì

  1. Vào ban ngày, các vật đều là vật phát sáng
  2. Có ánh sáng Mặt Trời phản chiếu từ các vật đến mắt ta
  3. Vào ban ngày, các vật đều cho ánh sáng truyền qua
  4. Ban ngày, tất cả mọi vật đều không cho ánh sáng truyền qua nên ta mới nhìn thấy vật

Câu 3: “Trong không khí, ánh sáng truyền theo đường thẳng”. Thực tế, con người có thể ứng dụng sự truyền ánh sáng này trong việc

  1. Xếp hoa thành hình tròn
  2. Xếp các vật thành hình trái tim
  3. Nhìn thấy cá dưới sông
  4. Trồng cây thẳng hàng

Câu 4: Không cần dùng thước hay bất kì vật dụng nào khác, các thầy/cô giáo có thể biết các bạn học sinh đã xếp thẳng hàng nhờ vào việc vận dụng tính chất nào sau đây của ánh sáng?

  1. Bóng của các bạn học sinh đó. Nếu bóng của bạn đằng sau che khuất bóng của bạn đằng trước thì các bạn đã xếp thẳng hàng
  2. Trong không khí, ánh sáng truyền theo đường thẳng. Nếu bạn đầu tiên che khuất các bạn còn lại thì các bạn đã xếp thẳng hàng
  3. Bóng của các bạn học sinh đó. Nếu bóng của bạn đằng trước che khuất bóng của bạn đằng sau thì các bạn đã xếp thẳng hàng
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Trên đồng ruộng, người ta cắm 3 cái cọc thẳng đứng. Không dùng bất kì dụng cụ nào, em hãy tìm cách xác định xem 3 cái cọc đó có thẳng hàng không

  1. Xác định bóng của các cọc. Nếu bóng của cọc đầu tiên dài nhất thì chứng tỏ 3 cọc đã thẳng hàng
  2. Xác định bóng của các cọc. Nếu bóng của cọc cuối cùng ngắn nhất thì chứng tỏ 3 cọc đã thẳng hàng
  3. Nheo một mắt, nhìn cọc đầu tiên bằng mắt còn lại. Nếu 2 cọc còn lại bị cọc đầu tiên che khuất thì cả 3 cọc đã thẳng hàng
  4. Cả A và B

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Khi Phong còn nhỏ, mẹ Phong hay dùng tay để làm bóng có hình con vật phản chiếu lên tường. Đặc biệt, điều làm Phong ngạc nhiên là bóng các con vật đó còn có thể điều chỉnh kích thước to nhỏ. Em hãy giúp Phong giải thích cách làm bóng của các con vật to lên hoặc nhỏ đi

  1. Bóng to dần lên nếu tay được để xa tường. Ngược lại, bóng sẽ nhỏ đi nếu tay ở gần tường
  2. Bóng của các con vật càng to khi tay để gần càng tường. Ngược lại, bóng sẽ nhỏ đi nếu tay ở xa tường
  3. Bóng lớn dần khi tay ở gần vật phát sáng và nhỏ dần nếu tay ở xa vật phát sáng
  4. Cả A và C

Câu 2: Vì sao khi đặt đèn ở bàn học, những người thuận tay phải thường đặt đèn bên tay trái?

  1. Vì tay là vật cản sáng, để đèn bên trái sẽ hạn chế tạo bóng gây tối
  2. Vì tay là vật cho ánh sáng truyền qua nên để bên trái sẽ giúp tăng độ sáng
  3. Vì tay là vật phát sáng nên đặt bên đèn bên trái sẽ giúp phòng học sáng hơn
  4. Vì tay là vật được chiếu sáng, để đèn bên phải tay sẽ được chiếu sáng nhiều hơn

Câu 3: Buổi sáng chủ nhật, khi đang cùng cả gia đình đi chơi thì Nam bỗng nhiên tối lại và Nam không nhìn thấy Mặt Trời. Mẹ Nam nói đây là hiện tượng nhật thực toàn phần. Biết rằng hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất và được minh họa bằng hình vẽ bên dưới.

Dựa vào các kiến thức đã học, em hãy giúp Nam giải thích hiện tượng này

  1. Khi Mặt Trời nằm giữa Mặt Trăng và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó ở trên Trái Đất sẽ nắng nóng hơn những ngày khác
  2. Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó ở trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và những người đang ở nơi bóng tối xuất hiện sẽ không nhìn thấy Mặt Trời
  3. Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Thời điểm đó ứng với buổi tối trên Trái Đất
  4. Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Thời điểm đó ứng với ban ngày trên Trái Đất

=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay