Trắc nghiệm khoa học 4 KNTT bài 7: Ôn tập chủ đề Chất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Ôn tập chủ đề Chất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

BÀI 7. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CHẤT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 Câu)

Câu 1: Tính chất chung của nước là

  1. Không màu, không mùi
  2. Không vị
  3. Không có hình dạng nhất định
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Nước…một số chất. Từ thích hợp điền vào “…” là

  1. Có thể hoà tan một số chất
  2. Nước có thể hòa tan mọi chất
  3. Nước lạnh không thể hòa tan được các chất
  4. Chỉ có nước nóng mới có thể hòa tan được một số chất

Câu 3: Nước được sử dụng trong

  1. Sinh hoạt
  2. Khử chua đất
  3. Làm nguyên liệu chính sản xuất phân bón
  4. Là nguyên liệu chính trong việc sản xuất giấy

Câu 4: Sự chuyển thể của nước được diễn tả thông qua mấy hiện tượng?

  1. 2
  2. 4
  3. 6
  4. 8

Câu 5: Sự chuyển thể của nước không gây ra hiện tượng nào sau đây?

  1. Nóng chảy
  2. Đông đặc
  3. Thăng hoa
  4. Bay hơi

Câu 6: Nước khi chuyển từ thể lỏng sang thể khí được gọi là hiện tượng

  1. Nóng chảy
  2. Đông đặc
  3. Ngưng tụ
  4. Bay hơi

Câu 7: Ngưng tụ là hiện tượng

  1. Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí
  2. Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
  3. Nước chuyển từ thể khí sang thể lỏng
  4. Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

Câu 8: Nước có thể tồn tại ở thể nào?

  1. Thể rắn
  2. Thể lỏng
  3. Thể khí
  4. Cả A, B, C

Câu 9: Nước bị ô nhiễm thường có các dấu hiệu

  1. Có màu, có mùi hôi
  2. Có chất bẩn
  3. Có chứa các vi sinh vật gây bệnh quá mức cho phép
  4. Cả A, B, C

Câu 10: Cách nào sau đây không giúp bảo vệ nguồn nước?

  1. Đổ rác đúng nơi quy định
  2. Vệ sinh quanh ao, hồ, giếng,…
  3. Rửa bình phun thuốc sâu ở sông
  4. Vớt rác ở hồ, ao, sông,…

Câu 11: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nào sau đây là do tự nhiên

  1. Sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật
  2. Vứt rác bừa bãi
  3. Lũ lụt
  4. Xả chất thải chưa qua xử lí ra sông, hồ,…

Câu 12: Không khí có ở

  1. Xung quanh mọi vật
  2. Mọi chỗ rỗng xung quanh vật
  3. Bên trong các khối gỗ đặc
  4. Cả A và B

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hình dạng của không khí?

  1. Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của vật chứa nó
  2. Ở điều kiện thường, không khí có hình tròn
  3. Khi nhiệt độ tăng cao, không khí thường có hình chữ nhật
  4. Không khí có hình dạng khác nhau dựa vào nhiệt độ của môi trường

Câu 14: Nguyên nhân nào sau đây có thể gây ô nhiễm không khí?

  1. Trồng quá nhiều cây xanh
  2. Khí thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông
  3. Lượng hơi nước trong không khí
  4. Cả A và C

Câu 15: Việc làm nào sau đây giúp bảo vệ bầu không khí?

  1. Sử dụng nhiều phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô thay cho phương tiện công cộng
  2. Đốt rừng làm nương rẫy
  3. Đi vệ sinh đúng nơi quy định
  4. Vứt rác gần nhà

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Nước có thể thấm qua vật nào sau đây?

  1. Tất cả các vật
  2. Những vật làm bằng nhựa
  3. Những vật làm từ giấy
  4. Tất cả các vật làm bằng thủy tinh

Câu 2: Quan sát các thác nước, Nam thấy nước ở các thác nước này đều chảy theo chiều từ trên xuống dưới, điều này là do

  1. Nước chảy từ cao xuống thấp
  2. Nước chảy không theo quy luật nhất định
  3. Nước ở các thác có khối lượng lớn nên phải chảy từ trên xuống dưới
  4. Khi chảy từ trên xuống dưới, nước hòa tan được nhiều chất hơn

Câu 3: Khi đun sôi nước, ta thấy có các luồng hơi nóng bay lên. Ta nói nước có hiện tượng

  1. Đông đặc
  2. Bay hơi
  3. Ngưng tụ
  4. Nóng chảy

Câu 4: Những hiện tượng lần lượt xảy ra khi nước chuyển từ thể rắn sang thể khí là

  1. Bay hơi, nóng chảy
  2. Nóng chảy, ngưng tụ
  3. Đông đặc, nóng chảy
  4. Nóng chảy , bay hơi

Câu 5: Để loại bỏ được các chất không tan trong nước, ta dùng phương pháp

  1. Lọc
  2. Khử trùng
  3. Đun sôi
  4. Sử dụng các hóa chất có thể hòa tan chất rắn

Câu 6: Khi để cốc nước lạnh bên ngoài không khí, một thời gian sau ta thấy có những giọt nước nhỏ bên ngoài cốc nước, điều này chứng tỏ

  1. Trong không khí có khí oxygen
  2. Trong không khí có khí nitrogen
  3. Trong không khí có hơi nước
  4. Trong không khí có bụi

Câu 7: Khi úp lọ thủy tinh vào ngọn nến đang cháy, ta thấy sau một thời gian ngọn nến tắt. Biết rằng lọ thủy tinh có tác dụng ngăn không cho ngọn nến tiếp xúc với không khí. Điều này chứng tỏ

  1. Không khí duy trì sự cháy
  2. Không khí duy trì sự sống
  3. Không khí không có hình dạng nhất định
  4. Không khí trong suốt

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Mây được hình thành nhờ

  1. Sự ngưng tụ của những giọt nước nhỏ li ti
  2. Sự đông đặc của những giọt nước lớn
  3. Sự bay hơi của nước ở ao, hồ,…
  4. Sự nóng chảy của băng ở các cực

Câu 2: Cho hai câu thơ sau

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết sương được hình thành dựa trên hiện tương chuyển thể nào của nước?

  1. Nóng chảy
  2. Ngưng tụ
  3. Bay hơi
  4. Đông đặc

Câu 3: Vì sao Nam vừa lau nhà hôm trước mà hôm sau nhà đã bẩn?

  1. Vì trong không khí có hơi nước
  2. Vì trong không khí có khí carbon dioxide
  3. Vì trong không khí có khí oxygen
  4. Vì trong không khí có bụi

Câu 4: Khi dự báo thời tiết báo có bão, để xác định cách phòng chống bão phù hợp, ta dựa vào

  1. Cấp gió
  2. Lượng mưa
  3. Độ ẩm không khí
  4. Nhiệt độ ngoài trời

Câu 5: Phải gia cố nhà cửa khi gió có cấp nào sau đây?

  1. Cấp 3
  2. Cấp 5 trở lên
  3. Cấp 6 trở lên
  4. Cấp 8 trở lên

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho sơ đồ “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” sau

Trong các từ hơi nước, mây đen, mây trắng, giọt mưa; từ nào phù hợp với ô chữ A, B, C, D?

  1. A – hơi nước, B – mây trắng, C – mây đen, D – giọt mưa
  2. A – mây trắng, B – mây đen, C – giọt mưa, D – hơi nước
  3. A – mây đen, B – mây trắng, C – hơi nước, D – giọt mưa
  4. A – giọt mưa, B – hơi nước, C – mây đen, D – mây trắng

Câu 2: Cho các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sau

(1) Vứt rác gần sông, hồ,…

(2) Xả nước thải trực tiếp ra ao, hồ,..

(3) Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

(4) Lũ lụt

(5) Xác chết động vật lâu ngày bị phân hủy, ngấm vào mạch nước ngầm

Số nguyên nhân nhân tạo là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Cho các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí sau

(1) Bão

(2) Đốt rơm, rạ

(3) Khí thải của các nhà máy và phương tiện giao thông

(4) Cháy rừng

(5) Núi lửa phun trào

(6) Lốc xoáy

Số nguyên nhân tự nhiên là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 7: Ôn tập chủ đề Chất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay