Trắc nghiệm khoa học 4 KNTT bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 4. NẤM

BÀI 20. NẤM ĂN VÀ NẤM TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Nấm ăn là nguồn thực phẩm

  1. Có lợi cho sức khỏe con người
  2. Có hại cho sức khỏe con người
  3. Không có giá trị dinh dưỡng
  4. Không được dùng phổ biến

Câu 2: Nấm là nguồn thực phẩm

  1. Có giá trị dinh dưỡng cao
  2. Cung cấp nhiều loại vi-ta-min
  3. Cung cấp các chất xơ, chất đạm
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Nấm được dùng làm thức ăn có

  1. Hình dáng, màu sắc giống nhau
  2. Hình dáng, màu sắc khác nhau
  3. Hầu hết đều có màu trắng
  4. Đều có hình tròn

Câu 4: Nấm men được dùng để

  1. Làm bánh mì
  2. Làm bánh bao
  3. Lên men rượu
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Nấm men không dùng để

  1. Làm lẩu nấm thịt gà
  2. Làm bánh mì
  3. Làm bánh bao
  4. Lên men rượu

Câu 6: Nấm ăn không dùng để

  1. Làm canh nấm bào ngư
  2. Làm nấm rơm kho gừng
  3. Làm bánh bao
  4. Làm nấm rơm xào thịt heo

Câu 7: Nấm có thể dùng để

  1. Nấu ăn
  2. Làm bánh
  3. Làm thuốc
  4. Cả A, B, C

Câu 8: Nấm không thể dùng để

  1. Lên men rượu
  2. Cày ruộng
  3. Làm đồ ăn
  4. Ngâm rượu thuốc

Câu 9: Thực phẩm nào sau đây có giá trị dinh dưỡng cao?

  1. Nấm ăn
  2. Bim bim
  3. Khoai tây chiên
  4. Nước ngọt có ga

Câu 10: Vai trò của nấm men là

  1. Tăng độ ẩm không khí
  2. Làm thuốc
  3. Làm sạch không khí
  4. Sản xuất bia, rượu, làm men bột nở,…

Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “______________là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều loại vi-ta-min, chất xơ, chất đạm,…có lợi cho sức khỏe của con người”

  1. Nấm ăn
  2. Nấm men
  3. Tất cả các loại nấm
  4. Động vật

Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Người ta sử dụng________để tạo ra các sản phẩm đa dạng như làm bánh mì, banh bao, lên men rượu trong sản xuất rượu, bia,…”

  1. Nấm ăn
  2. Nấm men
  3. Tất cả các loại nấm
  4. Động vật

Câu 13: Ngoài bột mì, nguyên liệu không thể thiếu khi làm bánh mì là

  1. Vi-ta-min
  2. Khí ô-i
  3. Nấm men
  4. Nấm ăn

Câu 14: Nấm men được dùng trong chế biến thực phẩm nhằm

  1. Tăng khối lượng sản phẩm
  2. Tạo màu sắc bắt mắt
  3. Tăng giá bán sản phẩm
  4. Tạo ra các sản phẩm lên men

Câu 15: Nấm ăn

  1. Có giá trị dinh dưỡng cao
  2. Không có giá trị dinh dưỡng
  3. Có loại nấm có giá trị dinh dưỡng, có loại nấm không có giá trị dinh dưỡng
  4. Chứa các chất có hại cho cơ thể người

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Loại nấm nào sau đây là nấm ăn?

  1. Nấm rơm
  2. Nấm tai mèo
  3. Nấm sò
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Loại nấm nào sau đây ăn được?

  1. Nấm hương
  2. Nấm đùi gà
  3. Nấm chân dài
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Nấm được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền là

  1. Nấm đông trùng hạ thảo
  2. Nấm sò
  3. Nấm đùi gà
  4. Nấm mỡ

Câu 4: Nấm nào sau đây không ăn được?

  1. Nấm đông cô
  2. Nấm mốc
  3. Nấm rơm
  4. Nấm sò

Câu 5: Đâu không phải tên một loại nấm

  1. Nấm rơm
  2. Nấm rạ
  3. Nấm đùi gà
  4. Nấm chân dài

Câu 6: Đâu không phải tên một loại nấm

  1. Nấm hương
  2. Nấm mồng gà
  3. Nấm đùi vịt
  4. Nấm kim châm

Câu 7: Đâu không phải tên một loại nấm

  1. Nấm thông
  2. Nấm yến
  3. Nấm linh chi
  4. Nấm thơm

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao trong khi làm bánh mì, người làm bánh phải ủ men?

  1. Để làm nấm men sinh trường và phát triển
  2. Để làm nấm men thích nghi với môi trường bên trong bánh
  3. Để làm nấm men tiếp xúc với không khí
  4. Để làm nấm men có đủ hơi nước

Câu 2: Sự khác nhau giữa nấm men và nấm ăn là

  1. Nấm ăn có kích cỡ nhất định còn nấm men thì không
  2. Nấm ăn có màu sắc nhất định còn nấm men thì không
  3. Hầu hết nấm ăn đều có thể quan sát bằng mắt thường còn nấm men phải quan sát bằng kính hiển vi
  4. Nấm ăn có hình dạng cố định còn nấm men thì không

Câu 3: Tên của loại nấm trong hình sau là

  1. Nấm rơm
  2. Mộc nhĩ
  3. Nấm kim châm
  4. Nấm mốc

Câu 4: Tên của loại nấm trong hình sau là

  1. Nấm rơm
  2. Mộc nhĩ
  3. Nấm kim châm
  4. Nấm mốc

Câu 5: Tên của loại nấm trong hình sau là

  1. Nấm rơm
  2. Mộc nhĩ
  3. Nấm kim châm
  4. Nấm mốc

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho các phát biểu sau về nấm hương

(1) Các món ăn được làm từ nấm hương thường ít chất dinh dưỡng

(2) Nấm hương tốt cho tim mạch

(3) Nấm hương có thể chống nhiềm trùng

(4) Ăn nhiều nấm hương làm xương dễ gãy

(5) Tiêu thụ quá nhiều nấm hương làm tăng khả năng ung thư

Số phát biểu không đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Hãy ghép tên những sản phẩm có ứng dụng nấm men trong sản xuất với mỗi hình cho phù hợp

Sản phẩm

Tên sản phẩm

1.

a. Bánh bao

2.

b. Rượu cần

3.

c. Cơm rượu

  1. 1-b; 2-a; 3-c
  2. 1-a; 2-b; 3-c
  3. 1-c; 2-b; 3-a
  4. 1-b; 2-c; 3-a

Câu 3: Vì sao khi làm bánh ta lại phải trộn bột với nấm men bánh mì?

  1. Vì khi cho nấm men bánh mì vào bột mì rồi trộn với nước sẽ tạo ra khí ô-xi và hình thành các bọt khí, giúp bột nở ra và làm cho bánh phồng, xốp
  2. Vì khi cho nấm men bánh mì vào bột mì rồi trộn với nước sẽ tạo ra khí các-bô-níc và hình thành các bọt khí, giúp bột nở ra và làm cho bánh phồng, xốp
  3. Vì khi cho nấm men bánh mì vào bột mì rồi trộn với nước sẽ tạo ra hơi nước, giúp bột nở ra và làm cho bánh phồng, xốp
  4. Vì khi cho nấm men bánh mì vào bột mì rồi trộn với nước sẽ tạo ra các chất dinh dưỡng, làm cho bánh ngon hơn

=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay