Trắc nghiệm khoa học 4 KNTT bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 4. NẤMBÀI 21. NẤM GÂY HỎNG THỰC PHẨM VÀ NẤM ĐỘC
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc nếu
- Bảo quản không đúng cách
- Cho quá nhiều muối
- Cho quá nhiều đường
- Chiên nhiều dầu
Câu 2: Nấm mốc có thể làm thực phẩm
- Thay đổi màu sắc
- Thay đổi hình dạng
- Thay đổi mùi vị
- Cả A, B, C
Câu 3: Phát biểu đúng khi nói về nấm mốc là
- Nấm mốc chỉ có hại đối với động vật, vô hại với người
- Nấm mốc có thể tạo ra độc tố có hại cho sức khỏe
- Nấm mốc có thể tạo ra độc tố nhưng độc tố này không nguy hại đối với người
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm nấm mốc
- Gây hại cho gan, thận, gây rồi loạn tiêu hóa
- Có thể gây ung thư
- Có thể dẫn đến tử vong
- Cả A, B, C
Câu 5: Nấm mốc phát triển trong môi trường có
- Nhiệt độ cao, độ ẩm cao
- Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao
- Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp
- Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp
Câu 6: Có thể bảo quản thực phẩm bằng phương pháp
- Sấy khô
- Giữ trong điều kiện chân không (loại bỏ hoàn toàn không khí)
- Để trong môi trường có nhiệt độ cao
- Cả A và B
Câu 7: Nấm độc có chứa
- Vi-ta-min
- Độc tố
- Các chất dinh dưỡng
- Chất xơ
Câu 8: Người ăn phải nấm độc sẽ bị
- Không bị ảnh hưởng gì
- Tăng chiều cao
- Ngộ độc
- Tăng cân
Câu 9: Khi bị ngộ độc
- Cơ quan tiêu hóa, thần kinh bị ảnh hưởng
- Có thể tử vong nếu bị nặng
- Cơ thể sẽ tăng cân mất kiểm soát
- Cả A và B
Câu 10: Một số cách bảo quản thực phẩm là
- Ngâm đường
- Sấy khô
- Dùng tủ lạnh
- Cả A, B, C
Câu 11: Đâu không phải cách bảo quản thực phẩm?
- Ngâm đường
- Phơi khô
- Để thực phẩm trong phòng
- Sấy khô
Câu 12: Nấm độc có
- Hình dạng cố định
- Hình dạng khác nhau
- Hình tròn
- Hình chiếc lá
Câu 13: Màu sắc của nấm độc thường
- Sặc sỡ
- Chủ yếu là màu trắng
- Có màu sắc khác nhau
- Chủ yếu là màu đỏ
Câu 14: Chúng ta có nên ăn nấm độc?
- Không nên. Ăn nấm độc sẽ bị ngộ độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người
- Chỉ ăn những loại nấm mà động vật ăn được
- Chỉ ăn những loại nấm độc có màu sắc sặc sỡ
- Không ăn quá nhiều nấm độc
Câu 15: Khi bị ngộ độc do ăn phải nấm độc
- Cần được cấp cứu tại bệnh viện
- Dùng kinh nghiệm dân gian để chữa
- Uống nhiều nước ấm
- Ra nơi thoáng mát hơn để hít thở không khí
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Cách nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc là
- Mốc xanh trắng trên bề mặt thực phẩm
- Đồ ăn bị chua, đắng, thay đổi mùi vị
- Thực phẩm bị mềm nhũn, ẩm ướt
- Cả A, B, C
Câu 2: Những loại đồ khô như mực khô, cá khô,…đã được bảo quản bằng cách
- Phơi khô
- Ngâm đường
- Để trong phòng bếp
- Kho tàu
Câu 3: Các loại hoa quả như mít, chuối,…có thể được bảo quản bằng cách
- Sấy khô
- Bảo quản trong tủ lạnh
- Để trong phòng bếp
- Cả A và B
Câu 4: Trong 2 hình sau đây, thực phẩm ở hình nào bị nhiễm nấm mốc?
- Hình 9
- Hình 13
- Cà chua ở cả 2 hình đều bị nhiễm nấm mốc
- Cà chua ở cả 2 hình đều không bị nhiễm nấm mốc
Câu 5: Cho 2 hình sau đây, sữa chua ở hình nào bị nhiễm nấm mốc?
- Sữa chua ở cả 2 hình đều nhiễm nấm mốc
- Sữa chua ở cả 2 hình đều không bị nhiễm nấm mốc
- Sữa chua hình 8 bị nhiễm nấm mốc
- Sữa chua hình 12 bị nhiễm nấm mốc
Câu 6: Cho 2 hình sau đây, quả cam ở hình nào bị nhiễm nấm mốc?
- Quả cam ở cả 2 hình đều nhiễm nấm mốc
- Quả cam ở cả 2 hình đều không bị nhiễm nấm mốc
- Quả cam hình b bị nhiễm nấm mốc
- Quả cam hình a bị nhiễm nấm mốc
Câu 7: Cho 2 hình sau đây, bánh mì ở hình nào bị nhiễm nấm mốc?
- Bánh mì ở cả 2 hình đều nhiễm nấm mốc
- Bánh mì ở cả 2 hình đều không bị nhiễm nấm mốc
- Bánh mì hình a bị nhiễm nấm mốc
- Bánh mì hình b bị nhiễm nấm mốc
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Vỉ sao không nên ăn những thực phẩm quá hạn sử dụng, có màu và mùi là?
- Vì những thực phẩm đó có thể có nấm mốc
- Vì những thực phẩm đó không còn ngon nữa
- Vì những thực phẩm đó không còn các chất dinh dưỡng
- Vì những thực phẩm đó có hình dạng không đẹp mắt
Câu 2: Vì sao không nên dự trữ thức ăn tươi sống trong thời gian dài ở tủ lạnh?
- Vì chúng không còn tươi
- Vì chúng vẫn có thể bị nhiễm nấm mốc
- Vì chúng bị thay đổi khối lượng
- Vì chúng bị thay đổi màu sắc
Câu 3: Trong hình dưới đây, thực phẩm được bảo quản bằng cách
- Ướp muối
- Ướp đường
- Hun khói
- Hút chân không
Câu 4: Trong hình dưới đây, thực phẩm được bảo quản bằng cách
- Ướp muối
- Ướp đường
- Hun khói
- Hút chân không
Câu 5: Trong hình dưới đây, thực phẩm được bảo quản bằng cách
- Ướp muối
- Ướp đường
- Hun khói
- Hút chân không
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Cho các nhận xét sau về nấm mốc
(1) Nấm mốc chỉ có hại đối với động vật, vô hại đối với con người
(2) Nấm mốc là một loại nấm ăn
(3) Nấm mốc có thể thay thế nấm men khi làm bánh mì
(4) Nấm mốc không thể quan sát được bằng mắt thường
Số nhận xét không đúng là
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 2: Vì sao không được ăn nấm lạ?
- Nấm lạ có thể là nấm độc chứa độc tố, khi người ăn phải nấm độc sẽ bị ngộ độc, các cơ quan như tiêu hoá, thần kinh bị ảnh hưởng, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong
- Không biết cách chế biến nấm lạ sẽ làm giảm mùi vị của món ăn
- Nấm lạ thường không ngon và nhiều dưỡng chất như các loại nấm hương, nấm đùi gà,…
- Nấm lạ thường chứa độc tố, khi nấu chung với thực phẩm khác sẽ làm món ăn có màu và mùi lạ, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn
Câu 3: Vì sao thực phẩm bị nhiễm nấm mốc dù đã rửa sạch, cắt bỏ một phần hay nấu chín vẫn không ăn được?
- Vì các sợi nấm mốc thường xâm nhập vào bên trong thực phẩm và tiết ra chất độc. Thực phẩm sau khi bị nhiễm nấm mốc dù đã rửa sạch, cắt bỏ một phần hoặc nấu chín vẫn làm cho món ăn có mùi lạ, làm giảm chất lượng của món ăn
- Vì các sợi nấm mốc thường xâm nhập vào bên trong thực phẩm và tiết ra chất độc. Thực phẩm sau khi bị nhiễm nấm mốc dù đã rửa sạch, cắt bỏ một phần hoặc nấu chín cũng không đảm bảo đã loại bỏ hết được chất độc
- Dù các sợi nấm mốc chỉ ở bên ngoài của thực phẩm nhưng vẫn làm thay đổi màu sắc bên trong của thực phẩm
- Dù các sợi nấm mốc chỉ ở bên ngoài của thực phẩm nhưng vẫn làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, con người ăn phải thực phẩm đó sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chúng
=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc