Kênh giáo viên » Lịch sử 12 » Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều

Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều

Trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Trắc nghiệm bao gồm: trắc nghiệm Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao  trắc nghiệm Đúng/Sai . Tài liệu này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Trắc nghiệm có file word  tải về và đáp án. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Lịch sử 12 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

(50 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Ngày 23 – 9 – 1945 diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây?

A. Pháp đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ.

B. Pháp hoàn thành xâm lược Nam Bộ.

C. Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết.

D. Pháp đòi nắm quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội.

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Ngày 2 – 9 – 1945, Pháp xả súng vào đoàn người tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

B. Ngày 23 – 9 – 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

C. Ngày 17 – 11 – 1946, thực dân Pháp khiêu khích, tấn công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

D. Ngày 18 – 12 – 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang.

Câu 3: Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện để cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài? 

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông.

C. Chiến dịch Biên giới thu – đông.

D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 4: Ngày 18 – 12 – 1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta yêu cầu

A. Pháp được quyền quản lí trị an từ phía Bắc vĩ tuyến 16.

B. Giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

C. Việt Nam phải giải tán chính phủ, để cho Pháp làm nhiệm vụ trị an ở Hà Nội.

D. Việt Nam phải giải tán Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Câu 5: Ngày 12 – 12 – 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra

A. chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

B. lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

C. chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

D. văn kiện Đại hội lần thứ II.

Câu 6: Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? 

A. Pháp cho quân đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ (23 – 9 – 1945). 

B. Pháp đánh chiếm một số vị trí ở Lạng Sơn, Hải Phòng (tháng 11 – 1946). 

C. Pháp gây hấn ở Hà Nội: đốt nhà Thông tin, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính (12 – 1946). 

D. Pháp gửi tối hậu thư, đòi quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội (18 – 12 – 1946).

Câu 7: Căn cứ địa chính của Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là 

A. Căn cứ Cao – Bắc – Lạng.

B. Căn cứ địa Việt Bắc.

C. Liên khu III.

D. Liên khu IV.

Câu 8: Lực lượng vũ trang nào giữ vai trò chủ yếu trong cuộc chiến đấu ở Hà Nội cuối năm 1946 – đầu năm 1947? 

A. Việt Nam giải phóng quân.

B. Vệ quốc đoàn.

C. Trung đoàn Thủ đô.

D. Cứu quốc quân.

Câu 9: Ngày 19 – 12 – 1947, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Toàn bộ quân Pháp ở Việt Bắc bị tiêu diệt, chiến dịch Việt Bắc thu – đông thắng lợi. 

B. Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc thu – đông thắng lợi.

C. Quân Pháp đề ra kế hoạch đánh lâu dài.

D. Kỉ niệm 1 năm ngày phát động cuộc toàn quốc kháng chiến.

Câu 10: Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? 

A.Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

B.Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

C.Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952.

D.Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952.

Câu 11: Vị trí nào được Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? 

A. Cao Bằng.

B. Thất Khê.

C. Đông Khê.

D. Na Sầm.

Câu 12: Sau chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, quân đội ta đã 

A. Thực hiện phương châm đánh nhanh thắng nhanh. 

B. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. 

C. Chuyển sang tiến hành kháng chiến trường kì. 

D. Thực hiện các cuộc tiến công quân sự lớn trong phạm vi cả nước.

Câu 13: Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2 – 1951) đã quyết định đổi tên Đảng thành

A. Đảng Lao động Đông Dương.

B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

 

2. THÔNG HIỂU (18 CÂU)

Câu 1: Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại bùng nổ ngày 19 – 12 – 1946?

A. Chúng ta đã nhân nhượng hết mức có thể.

B. Sau hiệp định Sơ Bộ, Tạm ước Pháp bội ước và tiến công ta.

C. Ta và Pháp không thỏa thuận được hòa bình.

D. Pháp đòi hỏi những ưu sách bất lợi cho ta.

Câu 2: Ngày 19 – 12 – 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, trao quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội cho chúng... Những động thái trên chứng tỏ

A. hành động xâm lược mở rộng Việt Nam lần thứ hai của Pháp đã quá rõ ràng.

B. thực dân Pháp không tôn trọng với bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã kí.

C. thực dân Pháp đã lộ rõ ý đồ muốn chiếm đóng Hà Nội và miền Bắc.

D. điều kiện thương lượng, đấu tranh hòa bình của ta không còn nữa.

Câu 3: Đâu không phải là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16? 

A. Giam chân địch trong thành phố.

B. Tạo điều kiện di chuyển cơ quan đầu não, cơ sở vật chất về chiến khu an toàn.

C. Hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến.

D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

Câu 4: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì? 

A. Tiêu hao sinh lực địch. 

B. Giam chân địch trong các đô thị. 

C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị. 

D. Bảo vệ các đô thị.

Câu 5: Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16? 

A. Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố.

B. Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

C. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

Câu 6: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến lâu dài của cả nước? 

A. Thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển mạnh mẽ. 

B. Lực lượng địch bị thiệt hại một phần. 

C. Lực lượng vũ trang có thêm kinh nghiệm chiến đấu. 

D. Tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến.

Câu 7: Cuộc chiến đấu tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 của quân dân ta đã

A. đưa cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang một giai đoạn mới.

B. đập tan hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

C. đập tan một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

D. đưa cuộc kháng chiến chống Pháp lên một bước phát triển mới.

Câu 8: Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là 

A. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.

B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn.

C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.

Câu 9: Âm mưu của Pháp sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 là 

A. thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

B. tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. 

C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm. 

D. kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947) là 

A. Chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội.

B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh; buộc địch phải bị động chuyển sang đánh lâu dài.

C. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não. 

D. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của kẻ thù.

Câu 11: Mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc (1947) là 

A. Triệt đường liên lạc giữa ta với quốc tế. 

B. Phá hoại các cơ sở kinh tế kháng chiến của ta. 

C. Thành lập chính phủ bù nhìn. 

D. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.

Câu 12: Đâu không phải là mục tiêu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 do Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra? 

A. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

B. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.

C. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

D. Làm phá sản âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp.

Câu 13: Đâu không phải nguyên nhân để Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950? 

A. Để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi.

B. Để làm thất bại âm mưu của Pháp – Mỹ.

C. Để đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới.

D. Để làm phá sản âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp.

Câu 14: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 là gì? 

A. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. 

B. Con đường liên lạc của ta và các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông. 

C. Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 

D. Chứng tỏ quân đội ta trưởng thành, đủ sức đối phó với âm mưu của Pháp.

Câu 15: Nhận xét nào sau đây phản ánh chính xác và toàn diện về tình hình nước ta trong năm 1950? 

A. Các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. 

B. Tuy nước ta giành được ưu thế tuyệt đối sau đó đế quốc Mỹ can thiệp nên ta gặp nhiều khó khăn. 

C. Thời cơ chiến lược mới đã đến, nước ta có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ.

D. Nhân dân ta có thêm thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới.

Câu 16: Yếu tố nào tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1945 – 1954) thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập? 

A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. 

B. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang Châu Á. 

C. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước đế quốc suy yếu. 

D. Các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Câu 17: Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954)? 

A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp ở nước ta. 

B. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. 

C. Đánh dấu mốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. 

D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Câu 18: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là 

A Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

B Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.

C Xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, hậu phương được củng cố.

D Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước dân chủ nhân dân, nhân dân Pháp và loài người tiến bộ,…

 

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: “…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới...”. 

Đoạn trích trên nằm trong

A. chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

B. tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi.

C. lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

D. chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

Câu 2: Các văn kiện: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” thể hiện nội dung

A. đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

B. đường lối kháng chiến chống Mỹ của Đảng.

C. đường lối kiến quốc của Đảng.

D. đường lối đổi mới của Đảng.

Câu 3: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào? 

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

D. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952.

Câu 4: Trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, những trận phục kích tiêu biểu của quân dân Việt Nam trên sông Lô là 

A. trận Đoan Hùng, Khe Lau.

B. trận Đèo Bông Lau.

C. trận Thất Khê.

D. trận Chợ Đồn, chợ Rã.

Câu 5: Chính sách “dùng người Việt đánh Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” được thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam vào thời điểm nào? 

A. Trong những năm 1945 – 1946. 

B. Sau cuộc chiến đấu ở các đô thị. 

C. Trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947. 

D. Sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

Câu 6: Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947? 

A. Hồ Chí Minh.

B. Hoàng Văn Thái.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Văn Tiến Dũng.

Câu 7: Khẩu hiệu nào do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 

A. “Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch”.

B. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

C. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.

D. “Tất cả để đánh giặc Pháp xâm lược”.

 

4. VẬN DỤNG CAO (8 CÂU)

Câu 1: Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ngày 19 – 12 – 1946 là 

A. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, toàn thành phố mất điện.

B. Nhân dân phá nhà máy xe lửa.

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

D. Quân Pháp ném bom Hà Nội.

Câu 2: Hướng tiến công từ Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía Đông và phía Bắc do binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhiệm? 

A. Binh đoàn dù.

B. Binh đoàn bộ binh.

C. Binh đoàn thủy quân lục chiến.

D. Binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy quân lục chiến.

Câu 3: Tại sao trong kế hoạch Rơve, thực dân Pháp lại phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4? 

A. Để ngăn chặn sự chi viện từ liên khu 3 - 4 cho Việt Bắc.

B. Để ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Để cô lập Việt Bắc, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.

D. Để mở rộng phạm vi chiếm đóng của quân Pháp.

Câu 4: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí 

A. Quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.

B. Án ngữ Hành lang Đông – Tây của thực dân Pháp.

C. Ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.

D. Có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

Câu 5: Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về 

A. loại hình chiến dịch.

B. địa hình tác chiến.

C. đối tượng tác chiến.

D. lực lượng chủ yếu.

Câu 6: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947? 

A. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở. 

B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước. 

C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô lớn của quân đội ta. 

D. Là chiến dịch có quy mô lớn thứ hai của quân đội ta.

Câu 7: Bài học rút ra từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và Biên giới năm 1950?

A. Đánh địch khi chúng còn mạnh.

B. Tiêu hao sinh lực địch. 

C. Mở chiến dịch đánh ở các mặt trận. 

D. Chủ động mở chiến dịch khi có thời cơ thuận lợi, chủ động đánh địch khi có cơ hội.

Câu 8: Một trong những điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) ở Việt Nam là 

A. có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. 

B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi. 

C. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. 

D. có chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, lần đầu tiên quân đội của một nước từng là thuộc địa ở châu Á đã đánh bại quân đội hùng mạnh của một cường quốc châu Âu trong một chiến dịch quân sự quy mô lớn. Được cổ vũ mạnh mẽ bởi chiến thắng này, các thuộc địa của Pháp ở châu Phi đã đồng loạt nổi dậy đòi độc lập. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập”.

a. Tư liệu trên nói về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

b. Tư liệu cho biết  tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, thúc đẩy tinh thần đấu tranh, nổi dậy đòi độc lập.

c. Tư liệu là minh chứng về “Năm châu Phi” do có 17 nước giành được độc lập từ thực dân châu Âu.

d. Tư liệu phản ánh chiến thắng của trận Điện Biên Phủ trên không năm 1975.

Trả lời

a. Đ

b. Đ

c. Đ

d. S

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Các đảng viên Cộng sản (Pháp) ngay từ lúc này đã tích cực bênh vực Việt Minh. Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, đối với họ là một cuộc chiến tranh bẩn thỉu”. Còn đối với những người khác, đây là một cuộc “chiến tranh nhục nhã”, “cuộc chiến tranh không dám xưng tên”,...”.

(Hen-ri Na-va, Đông Dương hấp hối, NXB Công an nhân dân, 

Hà Nội, 2004, tr.15)

a. Tư liệu phản ánh các đảng viên Cộng sản Pháp ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam (1945 – 1954).

b. Tư liệu khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là “mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử” nước ta.

c. Tư liệu chứng minh nhân dân ba nước Đông Dương không ủng hộ việc các đảng viên Cộng sản Pháp bênh vực Việt Minh.

d. Tư liệu phản ánh sự ủng hộ tích cực của các Đảng anh em, nhất là Đảng Cộng sản Pháp về tình hữu nghị, đoàn kết, chiến đấu của nhân dân Việt Nam.

Trả lời 

a. S

b. Đ

c. S

d. Đ

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“... Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta cần nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), trích trong:

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.534)

a. Trích đoạn thể hiện quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

b. Trích đoạn đã phản ánh tính chất trường kì của cuộc kháng chiến đấu tranh bảo vệ nền độc lập.

c. Trích đoạn thể hiện được tình yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân ta hết sức mãnh liệt.

d. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc, trở thành biểu tượng lớn của sức mạnh đại đoàn kết.

Trả lời

a. Đ

b. S

c. Đ

d. Đ

Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Ngày 5-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn kiện “Công việc khẩn cấp bây giờ” nêu ra những phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “…phải hiểu, phải làm cho dân hiểu rằng cuộc kháng chiến sẽ rất gay go cực khổ” nhưng “…cố rán sức qua khỏi mùa đông lạnh lẽo thì ta sẽ gặp mùa xuân”. Để đánh thắng phải “kháng chiến và kiến quốc. Một mặt phá hoại, một mặt kiến thiết. Phá hoại để ngăn địch, kiến thiết để đánh địch”. Phải là một cuộc chiến tranh toàn dân: “Tổ chức du kích khắp nơi, tăng gia sản xuất khắp nơi. Dù phải rút khỏi các thành phố, ta cũng không cần. Ta sẽ giữ tất cả thôn quê”. Ta có quân đội, có nhân dân, có địa thế tốt, nhất định kháng chiến sẽ thắng lợi”.

(Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội 1930 – 2000, NXB Hà Nội)

a. Trích đoạn mô tả những phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của kháng chiến được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra trong văn kiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 

b. Trích đoạn phản ánh những khó khăn trước mắt và truyền đạt niềm tin mạnh mẽ vào thắng lợi cuối cùng, khích lệ toàn dân tham gia vào cuộc chiến tranh toàn dân, vừa phá hoại địch vừa kiến thiết lực lượng để đảm bảo chiến thắng.

c. Trích đoạn cho thấy sự lãnh đạo tài tình và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc định hướng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

d. Trích đoạn nêu rõ nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Trả lời

a. S

b. Đ

c. Đ

d. Đ

 

Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi
  • Đã có đủ kì I, đang cập nhật liên tục để đến 20/11 có đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • 200k/học kì - 250k/cả năm

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều, đề trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm lịch sử 12 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập lịch sử 12 CD

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay