Trắc nghiệm chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Lịch sử 12 cánh diều.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHUYÊN ĐỀ 1: LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM
PHẦN I (KHÁI NIỆM TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO)
+ PHẦN II.1 (TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN)
(31 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Tín ngưỡng là gì?
- Niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống.
- Toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Niềm tin của con người vào các thế lực siêu nhiên.
- Tập hợp những niềm tin hình thành và phản ánh ước nguyện của một cộng đồng người có thể nhưng không nhất thiết tuân theo một hệ thống tôn giáo nhất định.
Câu 2: Niềm tin trong tín ngưỡng có đặc điểm gì?
- Do sự tu luyện để khẳng định vững chắc.
- Không mang yếu tố siêu nhiên.
- Chủ yếu được cảm nhận hoặc dựa vào truyền thống kinh nghiệm.
- Lưu truyền trong một cộng đồng dân cư.
Câu 3: Tín ngưỡng có đặc điểm gì?
- Các yếu tố siêu nhiên quyết định nên số phận hay tương lai của con người.
- Không có hệ thống nghi lễ, giáo lí chặt chẽ hoặc mang tính chất bắt buộc.
- Sự tôn vinh xen lẫn sợ hãi.
- Là mối quan hệ tương tác giữa con người và thần thánh, thái độ của con người với tự nhiên.
Câu 4: Gắn liền với tín ngưỡng là:
A. Hoạt động tín ngưỡng. | B. Cầu nguyện. |
C. Bài giảng. | D. Nghi lễ. |
Câu 5: Tôn giáo là gì?
- Tập hợp những niềm tin hình thành và phản ánh ước nguyện của một cộng đồng người có thể nhưng không nhất thiết tuân theo một hệ thống tôn giáo nhất định.
- Toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Niềm tin của con người vào các thế lực siêu nhiên, với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức, được lưu truyền trong một cộng đồng cư dân của một quốc gia hoặc trên toàn thế giới.
- Niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống.
Câu 6: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất hiện từ khi nào?
- Từ rất sớm trong đời sống văn hóa truyền thống của người Việt.
- Từ sự tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng, là những người đứng đầu nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của người Việt.
- Từ xa xưa và tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở một số nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
- Từ tục thờ thổ thần (thần bản địa) ở các làng xóm.
Câu 7: Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là:
- Chế độ mẫu hệ thời nguyên thuỷ và tục thờ các nữ thần đại diện cho thiên nhiên nữ thần Mặt Trời, nữ thần Mặt Trăng,…
- Sự tưởng nhớ, kính trọng và lòng biết ơn của người đang sống đối với các thế hệ tiền nhân, đặc biệt là ông bà, cha mẹ đã qua đời.
- Ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa và chính sách của nhà nước quân chủ.
- Mong muốn nhận được sự phù hộ, bảo vệ từ vong linh đối với cá nhân và cộng đồng.
Câu 8: Biểu hiện chủ yếu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là:
- Xây dựng cơ sở thờ tự: lăng, mộ, đền thờ, miếu thờ, tượng đài, nhà tưởng niệm,…
- Thực hiện thờ cúng: dâng hương, hoa và đồ lễ theo định kì, vào ngày giỗ,..
- Việc lập bàn thờ và hoạt động cúng lễ, giỗ.
- Tổ chức lễ hội: với các nghi thức như rước đèn, rước kiệu,…và các cuộc thi đấu, trò chơi dân gian.
Câu 9: Theo truyền thống, bàn thờ tổ tiên được đặt ở vị trí nào?
A. Trang trọng nhất trong nhà. | B. Tầng cao nhất trong nhà. |
C. Phòng khách. | D. Không được gần các nút giao thông trong nhà. |
Câu 10: Theo truyền thống, bàn thờ tổ tiên gồm:
- Bát hương, chóe thờ, mầm bồng (đĩa hoa quả), kỷ thờ, lọ hoa, ống hương, đèn dầu (hoặc chân nến).
- Đỉnh hạc, đĩa cau trầu, ấm chén thờ hoặc bát sâm, bát đũa thờ, Phật thủ, đài thờ (thay cho chóe thờ).
- Ngai thờ, bài vị (hoặc thần chủ), bát hương, đĩa đèn, bình hoa, mâm hoa quả.
- Đĩa cau trầu, ấm chén thờ hoặc bát sâm, bát đũa thờ
Câu 11: Hoạt động cúng lễ được tiến hành vào:
- Mùng một, ngày rằm và những dịp khác, tùy theo niềm tin hoặc nhu cầu tâm linh của gia chủ.
- Ngày tết truyền thống và những dịp khác, tùy theo niềm tin hoặc nhu cầu tâm linh của gia chủ.
- Mùng một, ngày rằm.
- Mùng một, ngày rằm, ngày tết truyền thống và những dịp khác, tùy theo niềm tin hoặc nhu cầu tâm linh của gia chủ.
Câu 12: Nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, để tưởng nhớ ngày người thân qua đời theo âm lịch là:
A. Giỗ. | B. Xây dựng nhà thờ họ. | C. Tảo mộ. | D. Chung ruộng hương hỏa. |
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng về niềm tin trong tín ngưỡng?
- Có yếu tố siêu nhiên.
- Lưu truyền trong một cộng đồng dân cư.
- Do sự tu luyện để khẳng định vững chắc.
- Lưu truyền trong một vùng lãnh thổ nhất định.
Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm của tín ngưỡng:
- Mang tính chất dân gian.
- Không có hệ thống nghi lễ, giáo lí chặt chẽ.
- Mang tính bắt buộc.
- Sự tôn vinh xen lẫn sợ hãi.
Câu 3: Đâu không phải là hoạt động gắn liền với tín ngưỡng?
A. Bài giảng. | B. Hoạt động tín ngưỡng. |
C. Lễ hội tín ngưỡng. | D. Cơ sở tín ngưỡng. |
Câu 4: Hoạt động tín ngưỡng là gì?
- Hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo nghi lễ truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
- Hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng.
- Hoạt động truyền bá, sinh hoạt và quản lý tổ chức của tín ngưỡng.
- Hoạt động được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống.
Câu 5: Lễ hội tín ngưỡng là gì?
- Hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng.
- Hoạt động tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng.
- Hoạt động lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hoá, đạo đức và xã hội.
- Hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
Câu 6: Cơ sở tín ngưỡng là gì?
- Nơi thờ tự, tu hành được Nhà nước công nhận.
- Nơi hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư.
- Nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
- Nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni.
Câu 7: Đâu không phải là một trong các tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam?
A. Phật giáo. | B. Thờ anh hùng dân tộc. |
C. Thờ cúng tổ tiên. | D. Thờ Mẫu. |
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng về tôn giáo?
- Là niềm tin của con người vào các thế lực siêu nhiên, với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
- Nhằm lí giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia.
- Được biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào những thời kì lịch sử, hoàn cảnh địa lí – văn hóa khác nhau của từng cộng đồng xã hội hay tôn giáo khác nhau.
- Được lưu truyền trong một dòng họ hoặc cộng đồng cư dân của làng, xã.
Câu 9: Nội dung nào không đúng về sự xuất hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên?
- Xuất hiện từ xa xưa.
- Tồn tại nhiều nơi trên thế giới.
- Tồn tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là một số nước Tây Á và Đông Á.
- Xuất hiện từ xa xưa, đặc biệt là một số dân tộc như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Đông Nam Á.
Câu 10: Đâu không phải là nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên?
- Sự tưởng nhớ, kính trọng và lòng biết ơn của người đang sống đối với các thế hệ tiền nhân, đặc biệt là ông bà, cha mẹ đã qua đời.
- Niềm tin cho rằng linh hồn của người đã chết vẫn còn hiện hữu trong đời sống và có ảnh hưởng đến người thân trong gia đình, dòng họ.
- Ảnh hưởng từ các yếu tố Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.
- Xuất phát từ mong muốn nhận được sự phù hộ, bảo vệ từ vong linh đối với cá nhân và cộng đồng.
Câu 11: Đâu không phải là biểu hiện chủ yếu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên?
A. Chung ruộng hương hỏa. | B. Cúng lễ. |
C. Lập bàn thờ. | D. Giỗ. |
Câu 12: Đâu không phải là một trong những hoạt động gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên?
A. Chung ruộng hương hỏa. | B. Xây dựng nhà thờ họ. |
C. Tảo mộ. | D. Cầu nguyện. |
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Đây là tín ngưỡng phổ biến nào ở Việt Nam?
A. Thờ cúng tổ nghề. B. Thờ Mẫu. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Thờ các vị thần. |
Câu 2: Đây là tín ngưỡng phổ biến nào ở Việt Nam?
A. Thờ anh hùng dân tộc. B. Thờ những người có công lao đối với cộng đồng. C. Thờ tổ nghề. D. Thờ Thành hoàng. |
Câu 3: Tín ngưỡng quan trọng và phổ biến nhất ở Việt Nam là:
A. Thờ cúng tổ tiên. | B. Thờ anh hùng dân tộc. |
C. Thờ thành hoàng. | D. Thờ mẫu. |
Câu 4: Công trình gợi lên hình ảnh về những mái đình, mái chùa truyền thống hơn là một nhà thờ Công giáo điển hình, thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa Công giáo với các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam là:
- Phương đình Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).
- Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
- Nhà Thờ Tân Hóa (Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng).
- Nhà thờ gỗ Kon Tum (tỉnh Kon Tum).
Câu 5: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. “Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”; “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”; “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” là những nội dung được quy định tại:
- Luật Tôn giáo Tín ngưỡng.
- Luật Dân sự.
- Luật Di sản văn hóa.
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng về sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng?
- Nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó.
- Nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, có thể có nhiều tôn giáo khác nhau thì một người dân chỉ có thể sinh hoạt ở một tín ngưỡng.
- Nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu).
- Nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp.
Câu 2: Câu thơ dưới đây nói đến tín ngưỡng nào ở Việt Nam?
“Tu đâu cho bằng tu nhà/Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.
A. Thờ cúng tổ tiên. | B. Thờ anh hùng dân tộc. |
C. Thờ thành hoàng. | D. Thờ mẫu. |
B. ĐÁP ÁN
1. NHẬN BIẾT
1. A | 2. D | 3. B | 4. A | 5. C | 6. C | 7. B | 8. C | 9. A | 10. C | 11. D | 12. A |
2. THÔNG HIỂU
1. C | 2. D | 3. A | 4. B | 5. D | 6. C | 7. A | 8. D | 9. C | 10. D | 11. A | 12. D |
3. VẬN DỤNG
1. C | 2. C | 3. A | 4. A | 5. D |
4. VẬN DỤNG CAO
1. B | 2. A |
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lịch sử 12 cánh diều
Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều, đề trắc nghiệm Lịch sử 12 chuyên đề cánh diều có đáp án, trắc nghiệm Lịch sử 12 chuyên đề cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 12 CD