Giáo án lịch sử 12 cánh diều
Dưới đây là giáo án bản word môn lịch sử 12 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 12 cánh diều
Một số tài liệu quan tâm khác
Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
....Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ
BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI
CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN.
- Trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
- Nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về quá trình thành lập ASEAN.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác Hình 1 – 9, mục Góc mở rộng, thông tin trong bài học để tìm hiểu về quá trình hình thành, mục đích thành lập ASEAN; quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10; các giai đoạn phát triển chính của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN; trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10; nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học, sưu tầm tư liệu (tranh ảnh, văn kiện, các bản tuyên bố,…) về ASEAN, quan hệ Việt Nam – ASEAN để giới thiệu với bạn bè, thầy cô.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để mở rộng và nâng cao nhận thức.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
- Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến thức đã học ở lớp dưới về chủ đề Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:
Mảnh ghép số 1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là:
- Tổ chức kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
- Tổ chức chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những quốc gia thành viên khu vực Đông Nam Á.
- Tổ chức xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế.
- Tổ chức giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á với nhau theo các quy tắc thương mại.
Câu 2: Các quốc gia sáng lập ASEAN vào ngày 8/8/1967 là:
- Bru-nây, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
- Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.
- In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
- Thái Lan, Mi-an-ma, Bru-nây.
Câu 3: Hiện nay, ASEAN có bao nhiêu quốc gia thành viên?
A. 10. |
B. 11. |
C. 12. |
D. 9. |
Câu 4: Nơi các nguyên thủ quốc gia của mỗi thành viên gặp mặt để thảo luận, giải quyết các vấn đề khu vực, tổ chức các cuộc hội họp khác với các nước bên ngoài khối với mục đích thúc đẩy quan hệ bên ngoài là:
- Hội nghị cấp cao ASEAN.
- Cuộc họp ASEAN với các bên đối thoại.
- Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN.
- Cuộc họp các quan chức quốc tế cao cấp.
Câu 5: Việt Nam là thành viên thứ mấy gia nhập ASEAN?
A. 5. |
B. 6. |
C. 7. |
D. 8. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Mảnh ghép số 1: A |
Mảnh ghép số 2: C |
|
Mảnh ghép số 3: A |
Mảnh ghép số 4: A |
Mảnh ghép số 5: C |
- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử:
Lá cờ của tổ chức ASEAN
- GV dẫn dắt HS vào bài học:
Lá cờ của tổ chức ASEAN được sử dụng chính thức từ ngày 31/5/1997, khi tổ chức này có 7 thành viên. Ở giữa lá cờ là biểu tượng bó lúa 10 nhánh, thể hiện ý tưởng về một tổ chức của đầy đủ các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Ngày 30/4/1999, tại Hà Nội, ý tưởng đó đã thành hiện thực khi Cam-pu-chia gia nhập ASEAN – sự kiện gắn liền với vai trò vận động đặc biệt của Việt Nam. ASEAN trở thành mái nhà chung của 10 nước Đông Nam Á, đồng thời tiếp tục là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất thế giới.
Vậy, ASEAN được hình thành như thế nào? Mục đích thành lập của tổ chức này là gì? Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay diễn ra qua những giai đoạn nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu quá trình hình thành
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình hình thành tổ chức ASEAN.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 2, mục Góc mở rộng, thông tin mục 1.a SGK tr.18. 19 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình hình thành tổ chức ASEAN và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Nhiệm vụ 1: Quá trình hình thành Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 2, mục Góc mở rộng, thông tin mục 1.a SGK tr.18. 19 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN. - GV hướng dẫn HS khai thác theo các nội dung sau: + Bối cảnh, yêu cầu lịch sử đặt ra. + Quá trình hình thành tổ chức ASEAN. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về quá trình hình thành tổ chức ASEAN (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình tìm hiểu (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu quá trình hình thành tổ chức ASEAN. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations - ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 tại Thái Lan với 5 nước sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN a. Quá trình hình thành - Bối cảnh, yêu cầu lịch sử đặt ra: + Sau khi giành độc lập dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á từ bước xây dựng, phát triển kinh tế, hợp tác khu vực. + Nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, thúc đẩy hợp tác, tương trợ lẫn nhau. → Từ những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á. - Quá trình hình thành ASEAN: + Năm 1961: Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin thỏa thuận thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (ASA). + Năm 1963: Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a thỏa thuận thành lập tổ chức MAPHILINDO. + Năm 1966: Ngoại trưởng Thái Lan gửi ngoại trưởng các nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po dự thảo thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. → Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc, 5 nước sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. |
||||
TƯ LIỆU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỔ CHỨC ASEAN Từ trái qua phải: Đại diên 5 quốc gia sáng lập ASEAN tại Băng Cốc (Thái Lan), ngày 8/8/1967: Bộ trưởng ngoại giao Phi-lip-pin Nacio Ramos, Bộ trưởng ngoại giao In-đô-nê-xi-a Adam Malik, Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan Thanat Khoman, Phó Thủ tưởng Ma-lai-xi-a Abdul Razak, Bộ trưởng ngoại giao Xin-ga-po Sinnathamby Rajaratnam https://www.youtube.com/watch?v=ZbeVjLVEKMc
|
Hoạt động 1.2. Tìm hiểu mục đích thành lập của ASEAN
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được mục đích thành lập của ASEAN.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4, 5, mục Góc mở rộng, thông tin mục 1b và trả lời câu hỏi: Trình bày mục đích thành lập của ASEAN.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về mục đích thành lập của ASEAN và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mục đích thành lập của ASEAN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trên cơ sở các văn kiện thành lập, tổ chức ASEAN ra đời hướng tới những mục đích cụ thể. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1b SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: Trình bày mục đích thành lập của ASEAN. - GV hướng dẫn HS đọc mục Góc mở rộng SGK tr.19 về mục đích sự ra đời của ASEAN. Trang đầu của Hiến chương Liên hợp quốc - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.20 để tìm hiểu về nỗ lực cụ thể hóa các mục tiêu đã đề ra của ASEAN. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu mục đích thành lập của ASEAN. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV mở rộng: Mục đích thành lập của ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn, ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. - GV chuyển sang nội dung mới. |
b. Mục đích thành lập của ASEAN - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, xã hội, phát triển văn hóa trong khu vực, thông qua hợp tác hướng tới một Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. - Thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực, thông qua tôn trọng công lí, nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước thành viên, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc. - Thúc đẩy hợp tác, tích cực giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kĩ thuật, hành chính. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu hành trình phát triển ASEAN
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu từ ASEAN 5 (1967) đến ASEAN 10 (1999)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 6, 7, mục Góc mở rộng, thông tin mục 2a SGK tr.20 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||
Nhiêm vụ 1: Từ ASEAN 5 (1967) đến ASEAN 10 (1999) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: Khai thác Hình 6, 7, mục Góc mở rộng, thông tin mục 2a SGK tr.20 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10 (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV mở rộng kiến thức, giới thiệu cho HS một số thông tin về quá trình Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi: Việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN thể hiện điều gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV thu phiếu học tập của HS và mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày về quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10 theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN: lòng tin của Việt Nam với các nước và lòng tin của các nước đối với Việt Nam đã được nâng lên. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong giai đoạn 1967 – 1999, ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10. Việc 10 nước trong khu vực trở thành thành viên ASEAN đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
a. Từ ASEAN 5 (1967) đến ASEAN 10 (1999) Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.
|
|||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỪ ASEAN 5 ĐẾN ASEAN 10
https://www.youtube.com/watch?v=HggQrhcIGoI (từ đầu đến 0p35s).
TƯ LIỆU: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 nhân dịp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 ở Bru-nây. Tuy nhiên, quá trình Việt Nam tham gia ASEAN đã được khởi động từ trước đó. Cụ thể, tháng 7/1992, Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Từ năm 1993, Việt Nam họp tham vấn thường xuyên với ASEAN nhân dịp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hằng năm, tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội.
https://www.youtube.com/watch?v=aukLqpLBL4U KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu các giai đoạn phát triển chính của ASEAN
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hành trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
- Nội dung: GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 8, 9, tư liệu và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày hành trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu các giai đoạn phát triển chính của ASEAN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Từ khi thành lập đến nay, tổ chức ASEAN đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo 6 nhóm đã được phân công ở nhiệm vụ 1. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Hình 8, 9, tư liệu và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày hành trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về hành trình phát triển của ASEAN từ năm 19767 đến nay (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm kết hợp sưu tầm thông tin qua sách, báo, internet và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 2, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày hành trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay theo Phiếu học tập số 2 (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vượt qua chặng đường 56 năm đầy gian nan, đến nay, Việt Nam và ASEAN sẵn sàng bước tiếp trên con đường tiến tới một Cộng đồng ASEAN vững mạnh và phồn vinh. |
b. Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.
|
|||||||||||||||
TƯ LIỆU VỀ HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN TỪ NĂM 1967 ĐẾN NAY
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 tại Phnôm-pênh (Cam-pu-chia), ngày 2/8/2022 https://www.youtube.com/watch?v=w32PLpH41Yw (Từ đầu đến 1p47s). KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.21.
- Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:
Trường THCS:…………………………………………. Lớp:…………………………………………………….. Họ và tên:……………………………………………….
PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Nội dung nào không phải là bối cảnh, yêu cầu lịch sử dẫn đến sự hình thành lập của ASEAN? A. Sau khi giành độc lập dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á từng bước xây dựng và phát triển kinh tế, đưa tới nhu cầu hợp tác khu vực. B. Sự phát triển của xu thế khu vực hóa trên thế giới xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX. C. Nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các quốc bên ngoài, thúc đẩy hợp tác, tương trợ lẫn nhau. D. Xung đột giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á ngày càng gia tăng. Câu 2: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập: A. Tại Băng Cốc, ngày 8/8/1967. B. Tại Gia-các-ta, năm 6/8/1966. C. Tại Cua-la Lăm-pơ, tháng 11/1971. D. Tại Hà Nội, ngày 28/7/1965. Câu 3: ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10 trong giai đoạn:
Câu 4: Năm 1961, Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Phi-líp-pin thỏa thuận thành lập: A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). B. Hiệp hội Đông Nam Á (ASA). C. Tổ chức MAPHILINDO. D. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Câu 5: Thành viên thứ 10 của ASEAN là:
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh mục đích thành lập của ASEAN? A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, xã hội, phát triển văn hóa trong khu vực thông qua hợp tác hướng tới một Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. B. Giúp đỡ lẫn nhau đào tạo và cung cấp phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính. C. Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ, mục đích tương đồng, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức này. D. Thúc đẩy nghiên cứu thế giới. Câu 7: ASEAN ra tuyên bố Đông Nam Á là khu vực hòa bình, tự do và trung lập:
Câu 8: Ban Thư kí ASEAN có trụ sở tại:
Câu 9: Cộng đồng ASEAN được thành lập vào:
Câu 10: Biểu tượng ở giữa lá cờ của tổ chức ASEAN có ý nghĩa gì?
C. Biểu tượng cho sự hòa bình, ổn định và thịnh vượng. D. Biểu tượng bó lúa 10 nhánh, thể hiện ý tưởng về một tổ chức của đầy đủ các nước trong khu vực Đông Nam Á. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
D |
A |
C |
B |
C |
Câu hỏi |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
A |
A |
C |
D |
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Trả lời câu hỏi bài tập - phần Luyện tập SGK tr.21
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Lựa chọn và phân tích một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và làm bài vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu lựa chọn và phân tích một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, nêu ví dụ:
NĂM 2015 - CỘNG ĐỒNG ASEAN THÀNH LẬP
Ý tưởng về xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn ngay từ Tuyên bố Băng Cốc, thể hiện qua mục tiêu “Xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á”. Ý tưởng tiếp tục được thể hiện ở các văn kiện định hướng quan trọng tiếp theo của Hiệp hội.
ASEAN trải qua hơn 30 năm (1967-1997) để xác định được mục tiêu xây dựng Cộng đồng, đánh dấu bằng sự ra đời văn kiện Tầm nhìn ASEAN năm 2020. ASEAN cũng cần hơn 10 năm (1997-2007) để hoàn tất mô hình và cách thức hoạt động của Cộng đồng, chính thức hoá bằng sự ra đời của Tuyên bố Bali II và Hiến chương ASEAN tạo nền tảng pháp lý cho Hiệp hội.
ASEAN mất thêm 2 năm nữa (2007-2009) để xác định được lộ trình cụ thể đầu tiên về xây dựng Cộng đồng, với việc thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015). Ban đầu, ASEAN dự kiến thành lập Cộng đồng vào năm 2020. Tuy nhiên, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13, tháng 1/2007, ASEAN đã rút ngắn thời hạn xây dựng Cộng đồng vào năm 2015.
Ngày 31/12/2015 chính thức được chọn là mốc thành lập Cộng đồng ASEAN.
Lộ trình xây dựng Cộng đồng thứ hai (2015-2025), được xác định bằng sự ra đời của văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 (thông qua năm 2015), với ba Kế hoạch Tổng thể triển khai Tầm nhìn trên ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, dựa trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN.
Bước vào giai đoạn mới, trong bối cảnh địa chính trị khu vực và thế giới có những biến động phức tạp, ASEAN chuẩn bị Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025; nỗ lực này được đánh dấu bằng Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về định hướng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025. Đây là sáng kiến do Việt Nam đề xuất và đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 (tháng 11/2020) trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm 2020. ASEAN đã lập Nhóm đặc trách cao cấp và xác định lộ trình soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Củng cố kiến thức đã học về Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.21.
- Sản phẩm: Câu trả lời bài tập phần Vận dụng SGK tr.21.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Sưu tầm tư liệu (tranh ảnh, văn kiện, các bản tuyên bố,…) về ASEAN và quan hệ Việt Nam – ASEAN. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN.
+ Quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
+ Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
- Hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.21.
- Làm bài tập Bài 4 – SBT Lịch sử 11 – Cánh diều.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 5 - Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực.
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án Lịch sử 12 cánh diều theo mẫu công văn mới nhất , giáo án word Lịch sử 12 sách cánh diều, tải giáo án Lịch sử 12 cánh diều, GA Lịch sử 12 cánh diều 2024
Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều